Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thực Phẩm Quốc Tế Fosi

Tiêu chuẩn quốc tế BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm đang được nhiều nhà sản xuất quan tâm, bởi đây là tấm vé thông hành để giúp cho tất cả các doanh nghiệp thuận tiện đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế EU và Mỹ một cách dễ dàng. Vậy BRC là gì? Thủ tục chứng nhận BRC như thế nào? Hồ sơ BRC bao gồm những gì thì hãy cùng các chuyên gia của Fosi tìm hiểu qua bài viết: “Giấy chứng nhận BRC” này nhé.

Giấy chứng nhận BRC là gì?

Nếu đến nay bạn còn chưa biết chưa biết chứng chỉ BRC là gì? Hãy xem lời giải đáp từ các chuyên gia của Fosi như sau: “Tiêu chuẩn BRC có tên đầy đủ là British Retailer Consortium, là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc thiết lập vào năm 1998, thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn khi kinh doanh thực phẩm cho các doanh nghiệp“.

Điểm đặc biêt của chứng chỉ BRC, là kiểm soát từ nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, tiêu thụ. Toàn bộ quy trình khép kín phải tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh.

Giấy chứng nhận brc
Giấy chứng nhận tiêu chuẩn BRC

Các loại chứng chỉ BRC

  • BRC Food là Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm: Áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.
  • BRC IOP là Tiêu chuẩn toàn cầu cho các sản phẩm bao bì và đóng gói: Áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất bao bì, đóng gói thực phẩm ở tất cả cấp độ từ sơ chế đến thực phẩm đã qua chế biến.

Những đối tượng nào nên có chứng chỉ BRC?

BRC tập trung vào việc quản lý chất lượng thực phẩm không có tính bắt buộc. Tuy nhiên, tất cả tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều cần áp dụng BRC. Từ các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh hoặc đóng gói trong lĩnh vực thực phẩm như nước uống, thủy sản, bia rượu, dầu ăn, rau củ quả…

Chứng nhận tiêu chuẩn BRC này không áp dụng cho các hoạt động liên quan tới bán sỉ nhập khẩu, phân phối hay tồn trữ ngoài sự kiểm soát của công ty.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ tiêu chuẩn BRC

BRC hợp lệ được cấp bởi tổ chức chứng nhận BRC có thẩm quyền và được công nhận trên toàn thế giới.

Quy trình cấp chứng nhận BRC mới nhất hiện nay

Quy trình chứng nhận BRC theo phiên bản 8 mới nhất hiện nay được ban hành 2018. Phiên bản này cam kết quản lý tập trung chủ yếu vào chương trình phân tích an toàn thực phẩm dựa trên hệ thống phân tích và kiểm soát nguy hiểm theo tiêu chuẩn HACCP và hệ thống quản lý chất lượng hỗ trợ. bao gồm:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận BRC về an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp tiến hành khai báo các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu do Tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận BRC.

Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá BRC về an toàn thực phẩm

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận của doanh nghiệp,Tổ chức chứng nhận gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận gồm kế hoạch và chi phí chứng nhận. Doanh nghiệp xem xét kỹ hợp đồng, tiến hành ký kết và chuẩn bị cho đánh giá chính thức.

Bước 3: Đánh giá chứng nhận giai đoạn đầu tiên (Stage 1 Audit)

Đánh giá viên rà soát sơ bộ hệ thống tài liệu BRC của doanh nghiệp để kiểm tra xem hệ thống đã phù hợp với tiêu chuẩn hay chưa. Doanh nghiệp phải cung cấp bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng theo yêu cầu của Tổ chức chứng nhận.

Các câu hỏi tiêu chuẩn khi làm giấy chứng nhận brc

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)

Chuyên gia của Tổ chức chứng nhận xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp BRC của doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, có trình bày những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn để doanh nghiệp có trách nhiệm tiến hành khắc phục những điểm này trong thời gian quy định.

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ BRC về an toàn thực phẩm

Tổ chức chứng nhận tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để đảm bảo rằng tiêu chuẩn BRC được áp dụng theo đúng quy định.

Bước 6: Cấp chứng chỉ BRC về an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 6 tháng hoặc 12 tháng

Căn cứ vào mức độ tuân thủ của doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận BRC sẽ cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp. Giấy chứng nhận BRC chia thành 5 cấp độ AA (cấp cao nhất), A, B, C, D – Tùy thuộc vào số lượng và mức độ nghiệm trọng của các lỗi không phù hợp được tìm thấy trong quá trình đánh giá. Đối với các cuộc kiểm tra không báo trước, biểu tượng + được thêm vào bên cạnh xếp loại đánh giá. Chứng chỉ AA, A và B có hiệu lực trong vòng 12 tháng, chứng chỉ loại C chỉ có hiệu lực 6 tháng. Nếu đánh giá chứng nhận loại D thì không được cấp chứng nhận.

Bước 7: Đánh giá tái chứng nhận sau 6 tháng hoặc 12 tháng

Sau 6 tháng hoặc 12 tháng hết hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 6 tháng hoặc 12 tháng tùy vào xếp loại đánh giá.

Các yêu cầu cần chuẩn bị trong ngày đánh giá BRC đối với Doanh Nghiệp

Trong ngày đánh giá chứng nhận BRC, doanh nghiệp cần chuẩn bị những việc quan trọng như sau:

Chuẩn bị về thời gian

Thông báo về lịch đánh giá chứng nhận sẽ được gửi tới doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị về mặt thời gian, sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo đúng tiến độ theo lịch đã hẹn.

Chuẩn bị về nhân sự

Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp sẽ tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận chính thức. Ý kiến của họ sẽ góp phần vào việc quyết định xem doanh nghiệp có đáp ứng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuản BRC hay không. Vì vậy, mọi nhân viên cần đảm bảo biết thông tin về tiêu chuẩn BRC là gì, cuộc đánh giá diễn ra khi nào, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò ra sao trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.

Chuẩn bị hồ sơ tài liệu

Trong quá trình đánh giá chính thức, Tổ chức chứng nhận sẽ rà soát và xét duyệt toàn bộ hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện những thông tin dạng văn bản này là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp hoàn thành giấy chứng nhận BRC. Bao gồm:

  • Báo cáo phân tích bối cảnh tổ chức, rủi ro liên quan
  • Chính sách, mục tiêu BRC
  • Kế hoạch thực hiện mục tiêu
  • Sơ đồ tổ chức đi kèm chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban liên quan tới BRC
  • Sổ tay BRC
  • Hệ thống các quy trình liên quan tới BRC
  • Các biểu mẫu cần thiết
  • Nội quy, quy chế của doanh nghiệp
  • Mô tả và hướng dẫn công việc…

Chuẩn bị cơ sở vật chất

Bên cạnh hệ thống tài liệu BRC thì hiện trạng cơ sở, nhà xưởng cũng là yếu tố quan trọng chứng minh cho sự tuân thủ của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần rà soát lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.

Khó khăn của doanh nghiệp khi làm giấy chứng nhận BRC

Hiện nay, giấy chứng nhận BRC chưa phổ biến với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc áp dụng BRC đối với các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn bởi:

  • Tâm lý ngại thay đổi: Con người thường gặp trở ngại vì tâm lý không muốn thay đổi, thói quen cũ dường như dễ dàng hơn, nhân sự chưa có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực để xây dựng và áp dụng chuẩn hóa tiêu chuẩn BRC, dẫn đến lo lắng phát sinh nhiều vấn đề liên quan.
  • Tốn chi phí đầu tư nhà xưởng, sản phẩm và quy trình chế biến như yêu cầu của Tiêu chuẩn BRC.
  • Doanh nghiệp chưa quen với việc xây dựng hệ thống và triển khai theo những gì đã hoạch định.
  • Chưa hiểu rõ mức độ quan trọng của lãnh đạo trong việc áp dụng chứng nhận BRC.

Một số câu hỏi thường gặp khi làm chứng chỉ BRC

Những yêu cầu về chứng nhận theo tiêu chuẩn BRC toàn cầu ?

Cam kết của lãnh đạo cấp cao và cải tiến liên tục: Một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả đòi hỏi sự cam kết của ban lãnh đạo cấp cao từ khi thành lập, đến khi thực hiện. Lãnh đạo phải cung cấp đầy đủ các nguồn lực, thông tin liên lạc, xem xét và hành động để cải tiến.

Kế hoạch an toàn thực phẩm – HACCP: cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc HACCP CODEX. Kế hoạch này nên tham khảo các yêu cầu pháp lý, quy phạm hay hướng dẫn từ ngành liên quan.

Đánh giá nội bộ: Cần có một hệ thống đánh giá đảm bảo hiệu quả để xác minh Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, có hiệu quả và được tuân thủ.

Hành động khắc phục & phòng ngừa: Cần có các quy trình hiện hành để điều tra, phân tích và khắc phục sự không phù hợp ảnh hưởng then chốt đến tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Truy tìm nguồn gốc: Cần có một hệ thống hiện hành theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng, từ nguyên vật liệu, qua quá trình sản xuất đến khi thành phẩm được phân phối đến khách hàng. Hệ thống này truy xuất các thông tin này trong một khoảng thời gian hợp lý.

Bố trí mặt bằng, dòng sản phẩm và sự tách biệt: Cơ sở và trang thiết bị được thiết kế, xây dựng và duy trì để ngăn ngừa ô nhiễm của sản phẩm và tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan.

Vệ sinh: Các tiêu chuẩn dọn dẹp và làm sạch cần phải được duy trì để đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp và ngăn chặn sự lây nhiễm cho sản phẩm.

Xử lý các yêu cầu đối với vật liệu đặc biệt – vật liệu có chứa chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm soát vật liệu đặc biệt bao gồm chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng để tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm không bị ảnh hưởng.

Kiểm soát hoạt động: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm tra hiệu quả hoạt động của các thiết bị và các quá trình tuân theo kế hoạch an toàn thực phẩm, từ đó bảo đảm tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Đào tạo: Các tổ chức đảm bảo rằng tất cả nhân viên thực hiện công việc ảnh hưởng đến an toàn, hợp pháp, chất lượng của sản phẩm; có đủ năng lực, căn cứ vào trình độ, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc.

Để đạt được chứng nhận BRC, chúng ta phải cần đạt được các yêu cầu cơ bản như thế nào ?

Để phù hợp với tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần áp dụng 3 bước chuẩn mực chính trong hệ thống quản lý:

  • Áp dụng và thực thi HACCP – Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn.
  • Có một hệ thống quản lý chất lượng hữu hiệu và được văn bản hóa.
  • Kiểm soát, giám định các tiêu chuẩn môi trường của nhà máy, sản phẩm, quy trình chế biến và con người lao động

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on print
Share on email
0