Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thực Phẩm Quốc Tế Fosi

Thị trường các nước hồi giáo là một thị trường rất tiềm năng, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa thể cạnh tranh được. Để gia nhập thị trường này, mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến tiêu chuẩn Halal hay chứng nhận Halal. Vậy halal là gì? Thủ tục và quy trình xin giấy chứng nhận halal như thế nào? Lợi ích ra sao thì hãy cùng cách chuyên gia của Fosi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Giấy chứng nhận Halal là gì?

Chứng chỉ Halal là gì? Chứng nhận Halal là giấy phép xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và hội đủ điều kiện trong sản xuất và đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn và chuẩn mực Halal. Hay nói cách khác là chứng chỉ Halal xác nhận rằng, sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Kinh Qua’ran và luật Shariah (Luật của người Hồi Giáo)

Các sản phẩm buộc phải phải có giấy chứng nhận Halal tại các thị trường Hồi giáo chia ra 4 loại chính:

  • Thực phẩm và đồ uống (không bao gồm rượu và bia, chất có cồn)
  • Thuốc chữa bệnh
  • Mỹ phẩm
  • Các sản phẩm thực phẩm chức năng

Có nên xin cấp chứng chỉ Halal không?

==> Để trả lời câu hỏi có nên làm Halal chứng nhận hay không? Doanh nghiệp cần phải xem xét nhu cầu kinh doanh về dự án xuất khẩu của mình. Nếu quý doanh nghiệp định hướng hàng hoá cần tiêu thụ tại các nước Hồi giáo, thì việc cân nhắc xin nhận Halal chứng chỉ là hoàn toàn phù hợp. Bởi nó sẽ mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích và doanh thu trong kinh doanh.

Giấy chứng nhận Halal

Quy trình chứng nhận Halal được dựa trên những tiêu chuẩn nào?

Giấy chứng nhận HALAL dựa trên tiêu chuẩn chung sau:

  • Sản phẩm phải không có bất cứ nguyên liệu nào luật Hồi giáo cấm
  • Sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ phương tiện, thiết bị nào từ vật liệu luật hồi giáo không cho phép, trong suốt các khâu sản xuất
  • Trong suốt quá trình vận chuyển, sản xuất sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào từ nguyên liệu luật Hồi giáo không chấp nhận.
  • Không được phép sản xuất, vận chuyển, lưu kho trong một nhà máy, hay dây chuyền sản xuất thực phẩm Haram  (trừ khi có giám sát viên Hồi giáo tham gia toàn bộ quá trình)
  • Bất cứ dụng cụ và thiết bị nào dùng trong sản xuất, vận chuyển, lưu kho thực phẩm Haram cũng phải rửa sạch, làm khô theo luật hồi giáo khi dùng cho thực phẩm HALAL

Giấy chứng nhận Halal được dựa trên những tiêu chuẩn nào?

Lợi ích khi sở hữu giấy chứng nhận Halal

Được xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia hồi giáo và các nước có người Hồi giáo; Người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm có logo HALAL như là một bằng chứng về đức tin mà thượng đế cho phép dùng, với việc đảm bảo nó không chứa bất cứ thứ gì là Haram. Cụ thể:

Có lợi cho sức khỏe

Người hồi giáo chỉ được sử dụng những sản phẩm được chứng thực Halal, đối với những người không theo đạo hồi thì các sản phẩm Halal cũng là một lựa chọn tốt. Các sản phẩm Halal đảm bảo sự “tinh khiết” trong quá trình sản xuất, đảm bảo tốt cho sức khỏe.

Ngày nay, những sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đạt được giấy chứng nhận Halal được công nhận, phổ biến. Và tiêu dùng rộng rãi hơn đối với cả những người không theo đạo hồi bởi sự bảo đảm về tiêu chuẩn “an toàn thực phẩm và chất lượng”. Tiêu chuẩn Halal không chỉ đáp ứng mỗi tiêu chí tôn giáo mà còn là một trong những tiêu chuẩn mới bảo đảm cho người tiêu dùng về sự an toàn và chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm có chứng chỉ halal có lợi cho sức khỏe

Mở rộng thị trường tiêu thụ

Là chìa khoá mở cửa vào thị trường các quốc gia Hồi giáo và các nước có người Hồi giáo. Giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm được giấy chứng nhận Halal có nghĩa là người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm với việc đảm bảo nó không chứa bất cứ thứ gì là Haram qua đó làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Có giấy chứng nhận halal sẽ mở rộng thị trường

Những sản phẩm nào mới có thể đăng ký giấy chứng nhận Halal

Theo luật hồi giáo, tất cả thực phẩm và nguồn thực phẩm đều là HALAL, ngoại trừ các sản phẩm đã được giải thích dưới dây:

  • Heo các loại và gấu hoang dã, chó, rắn và khỉ
  • Động vật ăn thịt có móng vuốt và răng trước như sư tử, hổ, gấu và các loài khác tương tự
  • Các loại động vật gây hại như: chuột, động vật nhiều chân, bò cạp và các loài khác tương tự; các loại không được giết như kiến, ong và chim gõ kiến; chấy, ruồi và các loài khác tương tự.
  • Các loại động vật lưỡng cư
  • Động vật biển không có vẩy (loại gây hại và có chất độc)
  • Bất cứ loại động vật nào không được giết thịt theo đúng LHG
  • Thực phẩm hữu cơ và rau đều được phép, trừ những loại liên quan đến các sắc lệnh tôn giáo, vì có lẫn các thành phần gây hại, rượu, hay gây say.
  • Động vật bị giết thịt phải đúng luật Hồi giáo chấp nhận; trước khi giết, động vật phải sống và triệu chứng sống phải tồn tại; ngay trước khi giết thịt, câu “Cầu thượng đế” “Besm-e-Allah” (In the Name of God) phải được đọc rõ; dụng cụ giết bằng thép sắc; trong quá trình giết mổ, khí quản, thực quản, động mạch chính và tất cả các tĩnh mạch cuống họng phải cắt bỏ hoàn toàn; động vật phải quay mặt về Qibla (hướng người Hồi giáo cầu nguyện).
  • Một số sản phẩm thực phẩm Halal như: Sữa (bò, cừu, dê và lạc đà), mật ong, cá, rau tươi. Hoặc hoa quả khô, các loại ngũ cốc (lúa mì, gạo, yến mạch,…), các loại hạt (đậu phộng, hạt điều,…). Hay các động vật như bò, cừu, dê, gà, vịt cũng phải tuân theo tiêu chuẩn Halal nhưng phải được giết mổ theo đúng nghi thức của người Hồi giáo.

Những sản phẩm nào mới có thể đăng ký giấy chứng nhận Halal

Đối tượng nào nên đăng ký chứng nhận Halal

Các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển sản phẩm tại thị trường các nước hồi giáo hoặc quan tâm đến các lợi ích mà chứng nhận Halal đem đến, nên tiến hành xin đánh giá và cấp giấy chứng nhận halal này. Đối với các doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm theo sang các khu vực Trung Đông thì việc cần có giấy chứng nhận Halal gần như là bắt buộc.

Văn phòng chứng nhận halal là tổ chức nào?

Tại Việt Nam, văn phòng chứng nhận Halal tại Việt Nam không phải là cơ quan thuộc chính phủ, mà là ban tổ chức tư nhân được các tổ chức Halal trên thế giới như JAKIM (Malaysia), GCC Accredittation Center (GAC), ESMA (UAE) , MUIS(Singapore), CICOT (Thái Lan), KFDA (Hàn Quốc)…  công nhận chức năng và thẩm quyền kiểm nghiệm, cấp chứng chỉ Halal tại Việt Nam.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng nhận Halal

Dịch vụ làm chứng chỉ HALAL tại FOSI

Hiện nay những thị trường hồi giáo chưa đồng nhất về giấy chứng nhận Halal mà có những yêu cầu và tiêu chuẩn Halal riêng. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thể xuất khẩu vào tất cả các thị trường hồi giáo, FOSI cung cấp các chương trình chứng nhận khác nhau đáp ứng yêu cầu của từng thị trường

Chương trình JAKIM

  • Tất cả các loại sản phẩm: thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu,dịch vụ… đều chứng nhận được.
  • Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Indonesia và GCC.

Chương trình GCC

  • Chỉ đánh giá cho sản phẩm thực phẩm.
  • Chương trình đánh giá và chứng chỉ này chỉ áp dụng hiệu lực cho thị trường GCC (bao gồm các nước: Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Barain, Yemen)

Chương trình MUI

  • Chỉ đánh giá cho sản phẩm là nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc hương liệu.
  • Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Malaysia và GCC.

Tư vấn khách hàng

  • Nhân viên của Fosi thường xuyên được đào tạo bài bản, có lộ trình làm việc rất chuyên nghiệp. Sẽ tiếp nhận yêu cầu đăng ký chứng nhận Halal của quý khách, sau đó sẽ tư vấn chứng nhận Halal cho quý khách chi tiết và cụ thể nhất.
  • Đánh giá hồ sơ (đánh giá giai đoạn 1)
  • Đánh giá hiện trường cơ sở sản xuất (đánh giá giai đoạn 2)

Chuẩn bị hồ sơ

  • Soạn hồ sơ theo chương trình cần xin Halal
  • Nộp hồ sơ đến tổ chức cấp chứng nhận

Thanh toán và bàn giao chứng chỉ Halal

  •  Nhận giấy chứng nhận Halal tại Fosi (Có con dấu chứng thực)

Kết luận

Giấy chứng nhận Halal có thể áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm không phải là Haram hoặc không chứa bất kì thành phần nào là Haram và đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal. Và thị trường hồi giáo cũng là một thị trường rất có tiềm năng. Vậy quý công ty có nhu cầu phát triển sản phẩm ở thị trường này, nếu cần thêm thông tin gì về chứng nhận Halal có thể liên hệ với FOSI qua hotlin để đươc tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Một số câu hỏi thường gặp

Thời gian và thời hạn của giấy chứng nhận của Halal bao lâu?

  1. Chương trình JAKIM: Có thời hạn chứng nhận 01 Năm
  2. Chương trình GCC: Có thời hạn chứng nhận 03 Năm
  3. Chương trình MUI: Có thời hạn chứng nhận 01 Năm

Không làm chứng chỉ Halal có bị phạt tiền không?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về việc cấp, cấp lại, thu hồi Chứng nhận Halal, Giấy chứng nhận Halal cũng không phải là một giấy phép bắt buộc trong việc sản xuất sản phẩm tại Việt Nam, nên không có quy định phạt tiền nếu không làm chứng nhận này.

Những quy chuẩn cần thiết để được chứng nhận tiêu chuẩn HALAL?

Nếu bạn vẫn chưa biết quy chuẩn và quy trình chứng nhận Halal thì cần bổ sung những loại giấy tờ nào thì hãy xem những nội dung sau đây.

  • Nộp giấy xin chứng nhận Halal
  • Hợp đồng chứng nhận Halal
  • Văn bản giới thiệu công ty
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Sơ đồ sản xuất thực phẩm
  • Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm nếu có
  • Các chứng chỉ khác có thể bổ sung vào, như: ISO, HACCP, GMP, GAP
  • Giấy phép đăng ký nhãn hiệu của công ty
  • Địa chỉ trụ sở công ty
  • Giấy chứng nhận vệ sinh môi trường
  • Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
  • Quy trình xử lý nước thải
  • Hồ sơ phân tích thí nghiệm thực phẩm

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on print
Share on email

    0