Sản phẩm muốn lưu thông ra ngoài thị trường một cách hợp pháp và đúng luật. Bắt buộc các cá nhân, công ty, tổ chức kinh doanh sản phẩm phải thực hiện công bố sản phẩm. Vậy hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm bao gồm những gì? Thủ tục công bố sản phẩm như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia của Fosi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Lý do bạn cần phải có giấy công bố chất lượng sản phẩm?
Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP: Các tổ chức, công ty hay cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm trong nước hoặc sản phẩm nhập khẩu, trước khi muốn đưa hàng hóa đó lưu thông ra ngoài thị trường.
Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sẽ giúp cho cơ quan chức năng dễ dàng quản lý về vấn đề an toàn VSTP, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng mà còn đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp
- Gây dựng uy tín, thương hiệu bền vững.
- Tăng lợi thế cạnh tranh.
- Thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
- Dễ dàng kiểm soát chất lượng thành phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong quá trình kinh doanh.
Danh mục sản phẩm cần thực hiện thủ tục công bố
Nếu bạn vẫn chưa biết hàng hóa nào cần phải thực hiện thủ tục tự công bố hay cần đăng ký công bố chất lượng sản phẩm, hãy nhanh chóng xem ngay danh sách cụ thể sau đây
Danh sách tự đăng ký
Nếu bạn mới lần đầu kinh doanh hàng hóa có liên quan đến vấn đề tự công bố, bạn sẽ không biết phải làm thế nào phải không? Chính vì điều đó, chúng tôi đã liệt kê ra danh sách hàng hóa mà doanh nghiệp cần phải tự công bố sản phẩm theo quy định cụ thể theo Nghị định 15 công bố chất lượng.
Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn | Thực phẩm đã được đóng bao gói là loại hàng hóa đã được đóng sẵn trong bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay. |
Thực phẩm phụ gia, gia vị | Phụ gia thực phẩm là những cái tên được liệt kê một số tên như sau:
|
Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm | Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất thường được sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu |
Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, tiếp xúc thực phẩm |
Dụng cụ bao bị đựng thực phẩm có rất nhiều loại, nếu bạn vẫn chưa hình dung được thì hãy xem một số liệt kê như sau đây:
|
Danh sách bắt buộc đăng ký
Đơn vị, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm theo định số 42/2005/BYT của Bộ Y Tế. Sau đây là danh sách hàng hóa mà quý doanh nghiệp cần phải đăng ký bản chất lượng sản phẩm và tiến hành kiểm nghiệm
Các loại thức ăn từ sữa |
|
Thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng |
|
Cà phê và các loại chè |
|
Ngũ cốc |
|
Dầu mỡ động vật |
|
Các loại thành phẩm được chế biến từ động vật |
|
Đường và loại kẹo có đường, mứt |
|
Các thành phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa |
|
Các loại thức ăn, thức uống đối với việc chế biến từ rau, quả, hạt.. |
|
Đồ uống, rượu và giấm |
|
Hồ sơ đăng ký công bố bao gồm những loại giấy tờ nào?
Hồ sơ công bố sản phẩm
- Bản công bố chất lượng sản phẩm theo mẫu số 02, Phụ lục I, ban hành kèm theo quy định về công bố chất lượng tại nghị định này/ giấy tiếp nhận đăng ký công bố chất lượng
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong thời hạn 12 tháng hoặc các chỉ tiêu an toàn theo tiêu chuẩn tương ứng được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Giấy phép lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)/ Giấy phép xuất khẩu (Certificate of Exportation)/ Giấy phép y tế (Health Certificate) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu có nội dung bảo đảm an toàn lợi ích cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước xuất khẩu (hợp thức hóa lãnh sự)_ Theo thông tư số: 69/2018/NĐ-CP;
- Giấy phép cơ sở sản xuất, tổ chức hay công ty thành lập đủ điều kiện GMP
- Bằng chứng khoa học chứng minh về công dụng, thành phần (cần có xác nhận của tổ chức, cá nhân hoặc công ty) và liều dùng phải phù hợp với quy định tại khoản d điều 7 của nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Fosi – Đơn vị tư vấn pháp luật, tư vấn công bố lượng sản phẩm và kiểm nghiệm thực phẩm uy tín nhất hiện nay
Fosi là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bậc nhất hiện nay. Bởi dịch vụ công bố sản phẩm của chúng tôi đã giúp hàng ngàn doanh nghiệp sở hữu được công nghệ hiện đại, cũng như giúp họ sở hữu giấy phép hoạt động đúng luật.
Đặc biệt, khi bạn sử dụng dịch vụ tự công bố chất lượng sản phẩm hay làm giấy chất lượng sản phẩm tại Fosi. Chúng tôi sẽ giúp bạn nhận ngay giấy phép chỉ trong vòng 15 ngày với chi phí rẻ nhất thị trường, mà không bạn phải tốn quá nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như đến tận nơi để hoàn thành theo thủ tục. Để hiều rõ hơn về quy trình công bố được áp dụng cho những loại hàng hóa thuộc nghị định 15/2018/NĐ-CP đã nêu trên, hãy cùng Fosi tìm hiểu rõ qua phần công việc dưới đây.
Bước 1: Kiểm nghiệm thực phẩm
Nếu trong trường hợp quý khách hàng chưa tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm. Chúng tôi sẽ yêu cầu quý khách sử dụng dịch vụ kiểm nghiệm trước khi làm bản công bố chất lượng.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Để mọi thủ tục, công việc và quy trình làm giấy công bố được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, bạn cần phải và chuẩn bị những loại giấy tờ được yêu cầu như sau đây.
Khách hàng cần:
- Chuẩn bị các thông tin thực hiện như sau: tên, thành phần, và các thông tin liên quan cần có trong biểu mẫu hồ sơ,….
- Nhãn hiệu tự thiết kế hoặc hình chụp.
- Kiểm nghiệm nếu có,
- Thông tin về giấy phép kinh doanh, giấy cơ sở sản xuất đủ điều kiện (đối với hàng xóa trong nước),…
- Chuẩn bị mẫu gửi kiểm nghiệm
Đối với Fosi:
- Thu thập thông tin thực tế từ khách hàng
- Lập chỉ tiêu dựa trên thành phần của thành phẩm và phù hợp với quy định luật hiện hành
- Liên hệ phòng kiểm nghiệm để được báo giá, gửi mẫu
- Xây dựng hồ sơ tự theo biểu mẫu
- Hỗ trợ khách hàng chỉnh nhãn nếu cần
- Làm nhãn hiệu tên sản phẩm; dịch nhãn, làm nhãn phụ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Khi sử dụng dịch vụ làm hồ sơ công bố chuyên nghiệp tại Fosi, bạn không cần phải quan tâm đến vấn đề là nộp hồ sơ ở đâu? Bởi mọi vấn đề công việc về quy trình công bố chất lượng sản phẩm, thủ tục, nộp hồ qua đường bưu điện hay trên trang thông tin điện tử đều đã được các chuyên gia của Fosi đứng ra giúp cho bạn giải quyết tất cả công việc.
- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được Fosi tiến hành nộp đến cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ đó.
- Đồng thời, Fosi cũng sẽ cập nhật thông tin trên trang wed quản lý hồ sơ theo yêu cầu nếu cần tùy theo từng quy định ở địa phương, tỉnh, thành phố quản lý đối với doanh nghiệp tại nơi đó.
- Luôn cập nhật nhật theo dõi các trang wed thông tin từ cơ quan quản lý hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm về việc đăng tải hồ sơ để báo cho khách hàng kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.
Kinh nghiệm làm hồ sơ mà cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp cần phải biết
Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Ngoải ra, các tài liệu đó phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng kinh doanh một loại hàng hóa. Thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
Trường hợp bản công bố có sự thay đổi về tên, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 8 (NĐ 15/2018/NĐ-CP) và được sản xuất, kinh doanh ngay sau khi gửi thông báo.
Một số câu hỏi thường gặp dành cho cá nhân, công ty hoặc doanh nghiệp
Sản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu có phải làm thủ tục tự công bố sản phẩm không?
==> Tại khoản 2 điều 4 nghị định 15/2018/NĐ-CP có đề cập rằng: Các sản phẩm, nguyên liệunhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố
Phụ gia thực phẩm có cần thực hiện tự công bố sản phẩm thực phẩm hay đăng ký công bố không?
==> Tùy theo thành phần các sản phẩm phụ gia mà chúng ta tiến hành thủ tục công bố hay tự công bố:
– Các phụ gia sử dụng trong thực phẩm thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng được quy định bởi Bộ Y tế thì thực hiện thủ tục tự công bố
– Đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định thì thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố
Có cần phải dịch nhãn sản phẩm nhập từ nước ngoài vào khi thực hiện thủ tục tự công bố hay không?
==> Khoản 3 điều 5 nghị định 15/2018/NĐ –CP có duy định: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Vì vậy, nhãn sản phẩm được nhập từ nước ngoài, có chứa thông tin nội dung bằng tiếng nước ngoài thì cần được dịch thuật và công chứng.
Khi thay đổi tên sản phẩm có cẩn phải thực hiện lại thủ tục tự công bố không?
==> Khoản 4 điều 5 nghị định 15/2018/NĐ-CP, khi có sự thay đổi về tên thành phẩm thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại từ đầu mọi thủ tục
Nộp hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm ở đâu?
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhận hồ sơ theo quy định sau đây:
- Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
- Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND(Ủy ban nhân dân) cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh nhiều loại thực phẩm mà giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, Ủy Ban Nhân Dân cấp tinh chỉ định. Thì các tổ chức, cá nhân đó có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc các cơ quan có thẩm quyền tương đương
Giấy tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu?
Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP hiện hành, bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu vẫn chưa có thời gian xác định cụ thể, trước khi có văn bản khác thay thế thì bạn phải hiểu là giấy phép được dùng lâu dài nếu như giấy phép của bạn không có bất kỳ thay đổi nào. Các sản phẩm đã được cấp giấy tiếp nhận công bố hợp quy, hoặc được cấp giấy công bố chất lượng sản phẩm phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Nghị định 15/2018/NĐ- CP có hiệu lực, thì bạn vẫn được tiếp tục sử dụng đến ngày hết thời hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của thành phẩm.
Không thực hiện thủ tục công bố khi kinh doanh, sản xuất sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào?
==> Tại điểm a, b khoản 1 điều 20 của nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố theo quy định của luật.
- Không nộp 01 bản tự công bố đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định luật.
Phạt tiền từ 30 triệu đồng – 40 triệu đồng đối với các vi phạm:
- Sản xuất hoặc nhập khẩu thuộc diện đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhưng có ít nhất một trong các chỉ tiêu ATTP không phù hợp với mức quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định luật tương ứng
- Sản xuất, nhập khẩu thực phẩm chức năng chỉ có ít nhất một trong những chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên tác dụng của sản phẩm, không phù hợp với mức công bố, hoặc mức ghi nhãn đối với sản phẩm không có giấy phép chưa đến mức là hàng giả.
Phạt tiền 40 triệu đồng – 50 triệu đồng đối với vi phạm không đăng ký theo quy định của pháp luật, trong việc sản xuất hoặc nhập khẩu thuộc diện bắt buộc đăng ký bản công bố
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất/nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng – 03 tháng đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 2 điều 21 Nghị định này.
- Buộc thu hồi hàng hóa hoặc buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế. Tiêu hủy đối với nhãn sản phẩm vi phạm tương ứng theo quy định