Điều kiện để kinh doanh sữa

Để được kinh doanh sữa thì doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Về loại hình doanh nghiệp, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể tham khảo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Với Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì tham khảo các trường hợp sau:

  • Nếu kinh doanh các sản phẩm sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt thì không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Theo Điều 11, khoản 2 Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
  • Nếu kinh doanh sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc sản xuất, kinh doanh sữa chế biến thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý và cấp (Theo Điều 20, khoản 2 Điều 64 Luật An toàn thực phẩm 2010)
  • Nếu là sản phẩm sữa bổ sung vi chất sinh dưỡng; sữa công thức thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được quản lý bởi Bộ Y tế (Điều 13 Luật An toàn thực phẩm 2010 và khoản 1 Điều 7 Nghị định 09/2016/NĐ-CP)

Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh sữa

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh sữa

Đối với doanh nghiệp

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ của công ty;
  • Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
  1. Thẻ CCCD/CMND/Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
  2. Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền; Giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền.
  3. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  4. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có). Giấy tờ tùy thân của người đại diện nộp hồ sơ.

Đối với hộ kinh doanh

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước)

Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh

  • Sở Kế hoạch và Đầu tư (phòng kinh doanh) đối với loại hình công ty/doanh nghiệp
  • Phòng Tài chính – Kế hoạch (UBND cấp huyện) đối với hộ kinh doanh

Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khi kinh doanh sữa

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sữa

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
  • Giấy xác nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Giấy xác nhận tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành

Sở Y tế và Sở Công thương có quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Quy trình thực hiện

Bước 1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

  • Chủ kinh doanh tiến hành nộp tất cả các giấy tờ cần thiết lên Sở ban ngành
  • Trong thời gian 5 ngày tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu không đạt yêu cầu sẽ có văn bản thông báo và yêu cầu bổ sung. Thời hạn để bổ sung hồ sơ là 30 ngày, nếu quá thời gian trên mà không tiến hành bổ sung đầy đủ thì hồ sơ không còn giá trị

Bước 2. Thành lập Đoàn thẩm định trực tiếp tại cơ sở kinh doanh

  • Kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 10 ngày làm việc các cơ quan có thẩm quyền sẽ đến tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Việc thẩm định sẽ có ghi chép lại và thành lập biên bản, có kết quả rõ ràng là đạt, không đạt hoặc chờ hoàn thiện.
  • Biên bản sẽ được chia thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau, chủ cơ sở kinh doanh giữ 1 bản và Đoàn thẩm định giữ 1 bản

Bước 3. Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on print
Share on email