Phạm vi nhiệt độ từ 5oC đến 60oC được gọi là vùng nhiệt độ nguy hiểm bởi nếu thực phẩm nằm trong khu vực này thì vi khuẩn ngộ độc sẽ phát triển đến mức độ không an toàn và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng.
Giữ lạnh thực phẩm
Giữ thực phẩm trong tủ lạnh dưới 5oC. Ở nhiệt độ này, hầu hết vi khuẩn ngộ độc thực phẩm sẽ ngừng phát triển hay phát triển chậm. Bạn nên dùng một nhiệt kế tủ lạnh để kiểm tra xem nhiệt độ xung quanh dao động từ 4oC – 5oC. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng, tủ lạnh luôn được thông thoáng, không nhồi nhét quá nhiều thức ăn vào trong tủ lạnh, vì như vậy tủ lạnh sẽ hoạt động không tối ưu vì không khí lạnh không thể lưu thông đồng đều được.
Nếu tủ lạnh quá tải, hãy loại bỏ các loại thực phẩm không nằm trong vùng nguy hiểm tiềm tàng, chẳng hạn như: dưa chua, nước uống đóng chai, mứt,… Những thực phẩm này có thể được giữ lạnh ở trong thùng cách nhiệt với nước đá hoặc túi lạnh.
Thực phẩm tươi nấu chín không nên ăn ngay mà nên làm lạnh xuống dưới vùng nguy hiểm càng nhanh càng tốt. Chia thức ăn thành từng hộp nhỏ, và đặt trong tủ lạnh hoặc tủ đông ngay sau khi nó ngừng bốc hơi nóng.
Giữ thức ăn nóng
Thức ăn nóng cần được lưu giữ, phục vụ ở nhiệt độ 60oC hay nóng hơn. Nếu hâm nóng thức ăn cho ai đó hãy đặt chúng vào lò ở 60oC hoặc ở 100oC để đưa chúng ra khỏi vùng nhiệt độ nguy hiểm.
Nguyên tắc 2h và 4h
Áp dụng nguyên tắc 2h và 4h dưới đây để tìm ra những hành động mà bạn nên làm để tránh gây ngộ độc thực phẩm nếu như thực phẩm có khả năng nguy hiểm khi nằm trong vùng nhiệt độ nguy hiểm.
- Thức ăn trong khoảng 0h- 2h: Sử dụng ngay lập tức hay giữ chúng thấp hơn 5oC hoặc trên 60oC
- Thức ăn trong khoảng 2h- 4h: Sử dụng ngay lập tức
- Hơn 4h: Không nên dùng nữa
7 mẹo đơn giản giữ thực phẩm khỏi vùng nhiệt độ nguy hiểm
1. Lên kế hoạch trước
- Đừng phục vụ quá nhiều đồ ăn nếu như không có đủ thời gian để hâm nóng hoặc làm mát chúng vì như: thế thực phẩm sẽ dễ rơi vào vùng nhiệt độ nguy hiểm. Nếu bạn phải phục vụ số lượng thức ăn lớn như: bếp ăn tập thể, nhà hàng,… hãy chắc chắn rằng phải có đủ thời gian để kiểm soát chúng.
2. Giữ nhiệt độ tủ lạnh bằng hoặc dưới 5oC
- Sử dụng một nhiệt kế tủ lạnh để kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh dao động từ 4-5oC. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng tủ lạnh phải thông thoáng để không khí lạnh có thể lưu thông một cách đồng đều.
3. Kiểm tra hướng dẫn bảo quản
- Đọc nhãn thực phẩm đóng gói để xem nó cần phải lưu trữ trong tủ lạnh hay tủ đông , nhiều mặt hàng ướp lạnh cần được làm lạnh ngay sau khi đã mở bao bì.
4. Giữ thực phẩm nóng hoặc trên 60oC.
- Thức ăn nóng cần được lưu giữ và phục vụ ở 60oC hoặc nóng hơn.
5. Chia thức ăn thành những phần nhỏ để làm mát nhanh chóng
- Thức ăn tươi nấu chín không ăn ngay được thì cần phải giảm nhiệt độ càng nhanh càng tốt. Chia thức ăn thành từng phần nhỏ và đặt nó vào tủ lạnh hay tủ đông ngay sau khi nó ngừng bốc hơi nóng. Có thể làm mát thức ăn nhanh hơn nếu như đặt nồi trong 01 bồn nước lạnh, khuấy động nó, và liên tục thay nước làm mát.
6. Giữ mát thực phẩm trong quá trình vận chuyển
- Nếu đang vận chuyển thực phẩm dễ hư hỏng ra khỏi thiết bị bảo quản như tủ lạnh hay tủ đông cho chuyến đi dã ngoại thì phải luôn luôn giữ lạnh hay ướp đá để đảm bảo chúng an toàn cho đến khi sử dụng.
7. Hãy chủ động bỏ những thực phẩm nếu nghi ngờ chúng không an toàn
- Đối với thực phẩm dễ hư hỏng nằm trong vùng nhiệt độ nguy hiểm từ 2 – 4 giờ thì nên sử dụng nó ngay lập tức. Và nếu thực phẩm nằm trong vùng nhiệt độ nguy hiểm sau 4 giờ thì không nên sử dụng chúng nữa.