Trường mầm non là nơi tập trung rất nhiều trẻ em có độ tuổi từ 3-5 tuổi theo học. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay trong xã hội được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường mầm non đúng cách? Thì hãy xem ngay bài viết: “Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học mầm non” được chia sẻ từ các chuyên gia của Fosi sau đây nhé.
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là gì?
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là việc trường mầm non sẽ đảm bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, thực phẩm tươi, sạch, có uy tín và chất lượng tốt bằng cách ký kết hợp đồng với các đơn vị cung cấp thực phẩm an toàn.
Không những vậy, đội ngũ nhân viên bếp ăn luôn được trang bị đầy đủ các kiến thức an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe định kỳ và lưu mẫu thức ăn trong vòng 24 giờ. Ngoài ra, giáo viên trường mầm non còn có trách nhiệm tuyên truyền cho các bậc phụ huynh, bằng cách treo ảnh, tuyên truyền trên các bảng tin của nhà trường về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non để phụ huynh cùng nhà trường có trách nhiệm quan tâm đến sức khỏe của trẻ.
Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non như thế nào?
Bất kể trường mầm non nào đi chăng nữa, một khi đã muốn hoạt động thuận lợi và không gặp trục trặc khi kinh doanh thì cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Phải có giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hợp đồng cung cấp nguyên liệu.
- Phiếu xét nghiệm nước.
- Tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy khám sức khỏe của nhân viên.
- Sổ nhập nguyên liệu khô.
- Sổ nhập nguyên liệu tươi.
- Sổ kiểm tra thực đơn – sơ chế biến.
- Số lưu mẫu.
- Tem lưu mẫu theo quy định gồm khối lượng, thao tác lưu,…
- Giấy kiểm dịch động vật, thực vật.
- Thực đơn.
- Bảng kiểm tra nhiệt độ.
Giấy phép đăng ký thành lập trường mầm non
Kế hoạch vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
Để đạt điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trường mầm non cần phải đề ra và thực hiện các bước kế hoạch sau:
Vệ sinh đối với cơ sở
- Vị trí trường học phải đảm bảo vệ sinh môi trường, cách ly đối với các nguồn ô nhiễm.
- Bếp ăn phải được thiết kế theo nguyên tắc bếp một chiều, sử dụng dụng cụ, nguyên vật liệu dễ làm sạch.
- Gian bếp sạch sẽ, có đầy đủ các khu vực gồm khu sơ chế, khu chia thức ăn đã nấu chín.
- Nhân viên phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực phục vụ ăn uống cũng như nơi chế biến bảo quản thực phẩm.
- Thu gom và xử lý rác thải tốt, cống rãnh phải thường xuyên được khơi thông và sạch sẽ.
- Có nguồn nước sạch, luôn đủ nước, dụng cụ chứa nước phải đảm bảo vệ sinh, có xà phòng rửa tay cho nhân viên.
Vệ sinh cá nhân và kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
- Giữ vệ sinh cá nhân và khu làm việc.
- Sử dụng tạp dề, khẩu trang, găng tay và các phương pháp bảo vệ an toàn thực phẩm khi tham gia vào việc chế biến, phục vụ ăn uống.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong mọi trường hợp để phòng ngừa nhiều rủi ro không đáng có.
- Không dùng tay lấy thức ăn, không làm các việc khác khi chia thức ăn.
- Nhân viên nhà trường phải tham gia đầy đủ các lớp tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm và được khám sức khỏe định kỳ.
Vệ sinh dụng cụ trước, trong và sau khi nấu ăn
- Dụng cụ ăn uống không được sứt mẻ, phải đảm bảo khô sạch và được rửa ngay sau khi sử dụng.
- Giá để dụng cụ ăn uống phải đảm bảo sạch sẽ (nên làm bằng các vật liệu không thấm nước và làm sạch dễ).
- Được trang bị đầy đủ các dụng cụ lấy thức ăn như thìa, kẹp gắp, muôi,…
- Các dụng cụ chế biến đồ ăn tươi sống và đồ ăn nấu chín riêng.
- Không để hóa chất, các loại dung môi độc hại hoặc chai lọ đựng các hóa chất trong khu vực bếp ăn để tránh nhầm lẫn và đề phòng bị nhiễm bẩn.
Vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản
- Đảm bảo vệ sinh nguồn nước (nếu có bất kỳ nghi ngờ về nguồn nước phải gửi ngay mẫu kiểm tra tại phòng thí nghiệm có đủ năng lực).
- Không sử dụng các chất phụ gia không có trong các danh mục quy định của Bộ y tế.
- Các bếp ăn phải sử dụng nguồn cung cấp theo hợp đồng ký kết với các cơ sở để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
- Thực hiện chế biến và bảo quản thực phẩm, thức ăn hợp vệ sinh đề phòng mọi sự lây nhiễm từ thực phẩm tươi sống và thức ăn chế biến.
Điều kiện ánh sáng và không khí
- Nhiệt độ trong không khí luôn phải ổn định.
- Sử dụng các biện pháp thông gió.
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên.
- Khu vực xây dựng phải cao ráo, thoáng mát.
Thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh ngộ độc
- Thực hiện quy trình rửa tay 6 bước trước khi ăn cho trẻ.
- Cho trẻ uống nước chín (đun sôi để nguội).
- Hạn chế cho trẻ ăn quà vặt có những dấu hiệu bất ổn từ hình thức lẫn chất lượng để phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non.
- Phòng chống ngộ độc bởi những phẩm màu độc hại như quà bánh có màu lạ, tẩm nhiều hóa chất.
- Phòng chống ngộ độc bởi thực phẩm có độc tự nhiên như nấm lạ, rau củ quả hoang dại,…
- Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm đã chế biến.
Thực phẩm chế biến phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tươi ngon
Các nhà cung cấp thực phẩm cho trường mầm non phải đủ điều kiện về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo về độ tươi ngon.
Có giấy tờ rõ ràng
Vấn đề an toàn thực phẩm trong trường mầm non luôn cần được quan tâm bởi sức đề kháng của trẻ em chưa hoàn thiện, chỉ cần một sai lầm nhỏ trong khâu chế biến và lựa chọn thực phẩm cũng có thể gây nguy hiểm cho các bé. Ban lãnh đạo nhà trường phải đặc biệt luôn chú ý đến vấn đề này vừa đảm bảo sức khỏe vừa tăng sự uy tín, sức hút của nhà trường đối với các bậc phụ huynh
.
Kết luận
Trường mầm non, mẫu giáo hay các nhà trẻ bắt buộc cần giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mới có đủ điều kiện hoạt động. Các doanh nghiệp/cá nhân đang muốn mở nhà trẻ hãy liên hệ ngay với Fosi để được nhân viên tư vấn tận tình về các thủ tục và quy định an toàn thực phẩm trong trường mầm non nhé!