Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thực Phẩm Quốc Tế Fosi

BÀI VIẾT

Có lẽ chúng ta đều biết, thức ăn đường phố sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi chúng được bán ở vỉa hè, lòng đường hay những nơi dễ bị ô nhiễm môi trường. Nếu chúng ta không biết cách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, thì nguy cơ dẫn đến ngộ thực phẩm và tử vong là rất cao. Vậy nên, để phòng ngừa các tình huống xấu xảy ra, mời bạn hãy đọc qua bài viết này được chia từ các chuyên gia của Fosi nhé.

Vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố là gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố hiểu một cách đơn giản là giữ cho thực phẩm được buôn bán tại vỉa hè, làn đường, chợ… được sạch sẽ và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ngoài ra, thức ăn đường phố được đảm bảo tốt nhất là khi cửa hàng, dịch vụ đó đã được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan có thẩm quyền.

vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

Hậu quả khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là thực phẩm bẩn, đây là những loại thực phẩm có thể gây nhiễm độc tiềm ẩn khi tiêu thụ vào cơ thể. Một số triệu chứng khi sử dụng thực bị nhiễm khuẩn có thể kể đến như, như: rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, ung thư, vô sinh, quái thai hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong. Ngoài ra, thực phẩm bẩn còn gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như sau

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
  • Gây ngộ độc thực phẩm cấp, mãn tính
  • Các bệnh truyền qua thực phẩm
  • Ô nhiễm môi trường
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch, kinh tế đất nước

Ngộc đô thực phẩm do ăn thức ăn đường phố

Điều kiện và giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố, nhưng lại chưa biết cách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố như thế nào? thì hãy nhanh chóng xem ngay những lưu ý sau đây được chia sẻ từ Fosi nhé 

Địa điểm

Nơi kinh doanh thức ăn đường phố phải tách biệt với những nguồn ô nhiễm , đảm bảo sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

Trang thiết bị và dụng cụ

  • Đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ để chế biển cũng như bảo quản và bày bán riêng biệt thực phẩm sống và đồ ăn ngay
  • Đồ dùng trong ăn uống, bao gói, chứa đựng thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, chất lượng, đủ về số lượng
  • Thức ăn ngay, thực phẩm chín cần phải trưng bày trên bàn hay giá, kệ cao cách mặt đất ít nhất 60cm
  • Khi bán rong: dụng cụ, khoang chứa đựng và bảo quản thức ăn ngay, đồ uống phải hợp vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, nắng mưa, ruồi nhặng cùng côn trùng gây hại.
  • Thức ăn ngay, đồ uống phải được để trong tủ kính hay thiết bị bảo quản hợp vệ sinh
  • Nước thải phải được thu gom, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh
  • Phải có dụng cụ thu gom rác, đồ phế thải bảo đảm vệ sinh.

Nước và nguyên liệu

  • Nước để nấu đồ ăn, và nước đá sạch phải đủ, chất lượng, vệ sinh, phù hợp với quy định
  • Nguyên liệu thực phẩm, chất phụ gia thực phẩm cần phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phải còn hạn sử dụng và đảm bảo an toàn theo đúng quy định

Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được:

  • Tập huấn, được cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP theo quy định
  • Khám sức khỏe, có giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe theo quy định
  • Mang trang phục sạch sẽ, gọn gàng
  • Dùng găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn hay sử dụng kẹp, đồ gắp thức ăn, đồ uống ăn ngay.

Vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, sẽ bị phạt như thế nào?

Vệ sinh an toàn thực phẩm không sạch sẽ thì sẽ bị phạt tiền cụ thể như sau 

Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đối với một trong những hành vi sau đây

  • Thức ăn buôn bán không có bàn, kệ giá hay phương tiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Tại nơi buôn bán không có dụng cụ che nắng, mua hay bụi
  • Không có dụng cụ đảm bảo côn trùng hay động vật gây hại bám vào
  • Nơi bán thực ăn đường phố không cách biệt với nguồn gây ô nhiễm hay nguồn gây độc hại
  • Nơi bán thực phẩm không có thiết bị bảo quản theo đúng quy định của pháp luật
  • Các dụng cụ được sử dụng trong chế biến không đảm bảo an toàn thực phẩm
  • Dùng tay tiếp xúc với thực phẩm

vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo chất lượng khi kinh doanh thực phẩm
  • Các nguyên liệu trong chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc đã hết hạn sử dụng
  • Các đơn vị kinh doanh thực phẩm thức ăn đường phố sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục được cho phép
  • Bao gói kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng 

  • Đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.