Tuy không có tác dụng chữa bệnh, nhưng thực phẩm chức năng (TPCN) có thể được sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài để tăng cường sức khỏe cũng như phòng ngừa bệnh tật đồng thời tạo tình trạng thoải mái cho cơ thể.

Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt nào?

Cũng giống như thuốc, một sản phẩm thực phẩm chức năng chỉ được đánh giá tốt và cấp phép lưu hành ngoài thị trường khi có một công thức chuẩn được nghiên cứu bởi đội ngũ những chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt và đảm bảo tuân thủ theo quy định của Cơ quan Y tế.

Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng

Thông thường quy trình sản xuất thực phẩm chức năng bao gồm các bước sau đây:

Chuẩn bị nguồn nguyên liệu

  • Nguồn nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm TPCN phải được kiểm tra kĩ lưỡng và phải xem xét chúng có thuộc vào danh mục cấm của nhà nước hay không, và hàm lượng đưa vào tối đa là bao nhiêu?…
  • Nguồn nguyên liệu là thảo dược được chia làm hai loại: Thảo dược tự nhiên và thảo dược do con người gieo trồng. Khá nhiều tập đoàn Thực phẩm chức năng lớn ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật thường đầu tư hẳn 01 khu trang trại thật lớn để tự trồng thảo dượ nhằm bảo đảm thảo dược không dùng thuốc trừ sâu và phân hóa học, …

Kiểm nghiệm nguyên liệu

  • Sau khi được nhập vào kho, những nguồn nguyên liệu sẽ được lấy mẫu kiểm nghiệm theo những tiêu chuẩn đã thống nhất và công bố từ trước. Nguyên liệu để sản xuất thực phẩm chức năng không được tương tác với nhau để tạo ra sản phẩm gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người. Chỉ khi nào 100% lô nguyên – vật liệu đạt tiêu chuẩn thì mới được chuyển tiếp sang xưởng để sản xuất. Nếu không đạt thì quy trình sản xuất thực phẩm chức năng sẽ phải dừng lại.
  • Để giữ nguyên tính năng của những thành phần trong thảo dược, chúng sẽ được bảo quản trong môi trường và nhiệt độ thích hợp.

Quá trình sản xuất thực phẩm chức năng

  • Tất cả các loại thực phẩm chức năng phải được sản xuất đúng theo công thức & quy trình đã được phê duyệt, nhằm tạo ra các thành phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, sự an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất cho sức khỏe của người dùng. Mỗi công đoạn đều cần phải được theo dõi gắt gao, bởi vì, chỉ cần một sai lầm nhỏ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thành phần hoạt chất có trong TPCN phải đúng định tính, định lượng như mô tả trong giấy phép lưu hành. Đặc biệt, việc phòng ngừa nhiễm chéo, nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất cần phải được đặt lên hàng đầu.
  • Mọi nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm chức năng phải được kiểm tra sức khỏe trước khi được tuyển dụng. Để sản phẩm TPCN không bị tạp nhiễm, nhân viên phải mặc trang phục sạch sẽ, đeo bao tay, mũ trùm tóc, không hút thuốc, ăn uống, … trong suốt quá trình làm việc.
  • Ở mỗi quốc gia, sẽ có những quy định riêng đối với nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng. Tại Mỹ, nếu muốn đạt chứng nhận FDA Hoa Kỳ những công ty sản xuất TPCN phải tuân thủ đúng mọi quy định GMP (thực hành sản xuất tốt hiện hành) do FDA công bố, ban hành. Theo đó, toàn bộ quy trình sản xuất, hệ thống nhà xưởng, hệ thống máy móc, nguồn nguyên liệu, vệ sinh, .… phải phù hợp với mọi tiêu chuẩn công nghiệp, phát minh mới về công nghệ và khoa học đúng tại thời điểm áp dụng.
  • Tại Việt Nam, xưởng sản xuất thực phẩm chức năng phải được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở có cả giấy chứng nhận HACCP, giấy chứng nhận ISO 22000, GMP và tương đương của cơ quan thẩm quyền cấp. Những nhà xưởng đạt tiêu chuẩn sản xuất cần phải có hệ thống máy móc công nghệ cao, phù hợp chức năng, đạt tiêu chuẩn bố trí và sắp đặt. Những hệ thống phụ trợ khác như: Đường nước, hệ thống lọc, điều hòa không khí, … cũng đều phải đạt chuẩn, đồng thời cần được kiểm tra chất lượng và vệ sinh ít nhất 1 lần/năm.

Quy cách đóng gói

  • Trước khi bắt đầu thao tác đóng gói, bao bì cần phải được kiểm tra và dán nhãn đúng quy định và thông tin sản phẩm về đối tượng, thành phần, cách dùng, liều lượng….
  • Các loại bao bì hỏng hoặc có bất kỳ vấn đề nào có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm đều phải loại bỏ ngay.
  • Mỗi lô hàng thành phẩm đều cần phải được cấp một số mã số đặc biệt hay một ký hiệu nhận dạng riêng.
Quy cách đóng gói sản phẩm chức năng
Quy cách đóng gói sản phẩm

Điều kiện bảo quản thực phẩm chức năng

  • Theo quy định từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, thực phẩm chức năng nếu bảo quản trong điều kiện bình thường cần phải đảm bảo các yếu tố: môi trường khô – thoáng, nhiệt độ từ 15 – 25o C, độ ẩm không được lớn hơn 70%. Tránh ánh sáng trực tiếp, và mùi từ bên ngoài xâm nhập vào.
  • Bên cạnh đó, kho bảo quản cần đủ rộng, có các biện pháp đặc biệt cần thiết thực hiện đối với việc bảo quản chất nhạy cảm với ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, chất độc, chất có hoạt tính cao, … đồng thời cần đảm bảo những điều kiện đặc biệt tùy thuộc yêu cầu trên nhãn dán của TPCN.

Thực hiện thử nghiệm lâm sàng thực phẩm chức năng

  • Trước khi tung ra thị trường, thực phẩm chức năng cần phải trải qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng để chứng minh được sự an toàn, công dụng và hiệu quả sản phẩm.
  • Việc này cũng giúp nhiều nhà sản xuất đưa ra liều dùng cùng cách sử dụng và những khuyến cáo trung thực trên nhãn mác để không gây ra hiểu nhầm cho người dùng.
  • Các loại thực phẩm chức năng được giới thiệu có khả năng trị bệnh như thuốc chính là vi phạm quy định và sẽ bị thu hồi.

==> Nếu bạn có nhu cầu nghiên cứu và phát triển một loại thực phẩm chức năng mới nhưng đội ngũ nghiên cứu R&D của mình chưa đủ mạnh, vậy hãy liên hệ nhanh đến hotline 0909.898.783 (Mr. Hải) để được tư vấn và cung cấp gói nghiên cứu và chuyển giao sản phẩm toàn diện nhất.

Xem thêm các bài viết dịch vụ liên quan:

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on print
Share on email