Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thực Phẩm Quốc Tế Fosi

Luật mới nhất về kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm/ thực phẩm mà doanh nghiệp bạn cần biết!?

Doanh nghiệp bạn đang muốn tiến hành kiểm nghiệm cho những sản phẩm của mình thì cần phải hiểu rõ các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm. Bài viết này FOSI sẽ nên rõ mọi quy định về kiểm nghiệm thực phẩm: căn cứ quy định, các sản phẩm bắt buộc phải kiểm nghiệm, quy trình kiểm nghiệm, quy định lấy mẫu, … Cùng tìm hiểu nhé!

Dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm fosi
Dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm fosi

Mọi thực phẩm trước khi muốn lưu hành ra thị trường đều phải trải qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt để bảo đảm chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. Một trong bước quan trọng và bắt buộc đó là tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm.

Vậy kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Là hình thức kiểm soát chất lượng sản thực phẩm dựa trên các chỉ tiêu có sẵn, nhằm đảm bảo uy tín nhà sản xuất cũng như quyền lợi người tiêu dùng. Việc kiểm nghiệm cần phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành.

Hiện nay, có 2 hình thức kiểm nghiệm thực phẩm là kiểm nghiệm trước công bố và kiểm nghiệm định kỳ 06 tháng/lần đối với những sản phẩm đã công bố.

I. Sau đây là chi tiết về những quy định về kiểm nghiệm thực phẩm:

1. Quy định áp dụng:

  • Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Quyết định 46/2007/QĐ-BYTNghị định 178/2013/NĐ-CP
  • Thông tư 25/2018/ TT-BYT

2. Các trường hợp cần phải tiến hành kiểm nghiệm.

Khi thực hiện xét nghiệm, tùy từng sản phẩm mà sẽ có các nhóm tiêu chí khác nhau để tuân thủ. Một số sản phẩm tiêu biểu cần phải kiểm nghiệm:

  • Nước ăn uống, nước sinh hoạt.
  • Nước uống đóng chai , nước khoáng thiên nhiên, và đồ uống có cồn/ không cồn.
  • Nước đá dùng liền.
  • Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Nguyên liệu thực phẩm (magnesi, lod, calci,…).
  • Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.
  • Phụ gia thực phẩm: Nhóm chất tạo bọt, chất làm dày, chất nhũ hóa, chất làm bóng, enzym,…
  • Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (cao su, nhựa tổng hợp, kim loại, thủy tinh, gốm, sứ,…).
  • Các chỉ tiêu cơ bản khi kiểm nghiệm (tùy thuộc vào từng loại sản phẩm sẽ cần một số các chỉ tiêu nhất định):
  • Kiểm nghiệm vi sinh có trong thực phẩm.
  • Kiểm nghiệm độc tố vi nấm.
  • Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ.
  • Kiểm nghiệm về hóa chất độc hại, lượng kim loại, và thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
  • Kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
  • Kiểm nghiệm tiêu chí chất lượng bao bì thực phẩm, …

II. Quy trình kiểm nghiệm:

quy định về kiểm nghiệm thực phẩm
Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm

Để tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm, có thể tự mang mẫu thực phẩm đến những cơ sở được nhà nước cho phép hoặc tìm đến các công ty dịch vụ FOSI để ủy quyền thực hiện. Các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm tương ứng với từng sản phẩm và quy chuẩn. Đối với thực phẩm nhập khẩu cần lưu ý làm thêm bước dịch nhãn sản phẩm sang tiếng Việt. (FOSI sẽ giúp bạn thực hiện)
  • Bước 2: Lấy mẫu thực phẩm gửi đi kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm định.
  • Bước 3: Nhận kết quả là phiếu kết quả kiểm nghiệm.

Nếu bạn sử dụng dịch vụ KNTP tại FOSI, bạn chỉ cần cung cấp:

  • Thông tin về doanh nghiệp
  • Tên, mẫu sản phẩm cần kiểm nghiệm.

>> Các khâu còn lại chuyên viên của công ty FOSI sẽ hoàn tất giúp bạn.

1. Thời gian tiến hành kiểm nghiệm:

Tùy theo từng chỉ tiêu kiểm nghiệm mà thời gian thực hiện sẽ nhanh hay chậm, nhưng chỉ dao động từ 02 – 07 ngày.

2. Quy định về lấy mẫu kiểm nghiệm:

Lấy mẫu và bảo quản mẫu là khâu trọng yếu trong quá trình xét nghiệm thực phẩm. Vì thế yêu cầu người thực hiện phải bảo đảm đúng quy trình để kết quả phân tích có độ chính xác cao.

3. Yêu cầu về mẫu kiểm nghiệm:

  • Mẫu thực phẩm đủ điều kiện được dùng để đem đi xét nghiệm phải có tên sản phẩm. Nhãn mác tiếng Việt (nếu là sản phẩm nhập khẩu), tên các chất có trong TP tương ứng với những chỉ tiêu cần xét nghiệm. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm Specification, COA hoặc bản công bố của sản phẩm (nếu có).
  • Về số lượng/ khối lượng mẫu: 100g (ml) – 500g (ml)/1 phần mẫu thực phẩm; và 3-5 lít/1 phần mẫu nước sinh hoạt, hay nước uống đóng chai.

4. Quy định kiểm nghiệm thực phẩm đối với người lấy mẫu:

Không phải ai cũng được phép tiến hành lấy mẫu đem đi kiểm nghiệm. Bởi để là đối tượng lấy mẫu phải đáp ứng được các điều kiện về: trình độ, đơn vị công tác. Cụ thể:

  • Đơn vị công tác: Phải là thành viên của đoàn thanh tra và kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
  • Trình độ: Đã có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu sản thực phẩm trước khi tiến hành lấy mẫu thực tế.
  • Là người trực tiếp nhận mẫu tại cơ sở đem đi kiểm nghiệm.
  • Trong khi lấy mẫu phải lập biên bản lấy mẫu, bàn giao mẫu và có tem niêm phong theo quy định..
Quy định kiểm nghiệm thực phẩm đối với người lấy mẫu
Quy định kiểm nghiệm thực phẩm đối với người lấy mẫu

5. Các bước lấy mẫu trong ngành kiểm nghiệm thực phẩm

Khi lấy mẫu kiểm nghiệm người thực hiện phải bảo đảm đúng và đủ các bước dưới đây. Trong đó cần phải đặc biệt chú ý đến lượng mẫu tối đa/ tối thiểu cần lấy và bảo quản mẫu an toàn để không gây ảnh hưởng đến chỉ số khi kiểm nghiệm.

  • Bước 1: Người thực hiện đến cơ sở thực phẩm để lấy mẫu, và quy trình lấy phải được giám sát, ghi chép đầy đủ, cụ thể, chi tiết tình trạng thực tế của mẫu.
  • Bước 2: Lấy lượng mẫu vừa đủ theo đúng quy định với từng sản phẩm.
  • Bước 3: Niêm phong mẫu đã lấy và lập biên bản nhận mẫu. Bảo quản mẫu phù hợp với mọi yêu cầu mà nhà sản xuất công bố.
  • Bước 4: Bàn giao mẫu ngay sau đó cho đơn vị kiểm nghiệm (có biên bản bàn giao rõ ràng).

Trên đây là một số quy định về kiểm nghiệm TP theo quy định của luật hiện hành. Nếu doanh nghiệp bạn đang chuẩn bị tung ra thị trường những dòng sản phẩm thực phẩm mới, hãy đảm bảo đã hoàn tất các thủ tục bắt buộc như: kiểm định sản/ thực phẩm, giấy chứng nhận vệ sịnh an toàn thực phẩm, công bố sản phẩm,…

FOSI là một trong những đơn vị dịch vụ cung cấp trọn gói đầy đủ:Thủ tục kiểm nghiệm, công bố và xin giấy phép, …

HOTLINE: 0909 898 783 (Mr Hải) – 0965 318 875 (Ms Ngân)

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on print
Share on email
0