Quy định về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm có cần phải tuân thủ theo nguyên tắc hay quy định, nghị định nào không? Việc thể hiện nội dung trên nhãn cần lưu ý những gì?

Quy định về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm
Quy định về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm tuân theo những nguyên tắc nào?

Ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm là gì?

Theo Nghị định 43/2017 NĐ-CP thì ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, và cần thiết về sản phẩm lên trên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết và làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ, sử dụng; để nhà sản xuất kinh doanh có thể thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình cũng như để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra và kiểm soát;

Một số quy định về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm

Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa

  • Những nội dung bắt buộc thể hiện ở nhãn phải được thể hiện bằng Tiếng Việt.
  • Hàng hóa được sản xuất, lưu thông trong nước, ngoài việc có quy định ghi nhãn sản phẩm bằng Tiếng Việt thì nội dung thể hiện ở nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Và nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng với nội dung Tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt cần phải có nhãn phụ thể hiện nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Nội dung bắt buộc ghi nhãn thực phẩm

  • Lương thực:
    • Định lượng;
    • Ngày sản xuất;
    • Hạn sử dụng;
    • Thông tin cảnh báo (nếu có)
  • Thực phẩm:
    • Định lượng;
    • Ngày sản xuất;
    • Hạn sử dụng
    • Thành phần hoặc thành phần định lượng;
    • Thông tin, cảnh báo;
    • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
    • Định lượng;
    • Ngày sản xuất;
    • Hạn sử dụng;
    • Thành phần, thành phần định lượng hay giá trị dinh dưỡng;
    • Hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản;
    • Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
    • Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
    • Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
  • Rượu:
    • Định lượng;
    • Hàm lượng etanol;
    • Hạn sử dụng (nếu có);
    • Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);
    • Thông tin cảnh báo (nếu có);
    • Mã nhận diện lô (nếu có).

Tên thực phẩm

  • Phải đặt ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn sản phẩm hàng hóa.
  • Chữ viết tên hàng hóa là chữ có kích thước lớn nhất so với nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
  • Tên hàng hóa phải ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt.
  • Tên hàng hóa không được gây hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và những thành phần của hàng hóa.
  • Trường hợp tên của thành phần được dùng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó buộc phải ghi định lượng.

Ghi thành phần, thành phần định lượng

  • Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả các chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản thực phẩm và tồn tại trong thành phẩm kể cả các trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi
  • Trường hợp tên thành phần được ghi trên nhãn thực phẩm để gây sự chú ý đối với thực phẩm thì thành phần đó buộc phải ghi định lượng.
  • Đối với thực phẩm phải ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng.
  • Đối với thực phẩm ghi giá trị dinh dưỡng thì cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa thể hiện giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa bảo đảm thể hiện được khoảng giá trị dinh dưỡng tuân thủ quy định pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố được áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì cần ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.
  • Đối với thực phẩm thủy sản nếu cần bổ sung nguyên liệu khác, chất phụ gia thực phẩm thì ghi thêm thành phần định lượng của nguyên liệu khác và phụ gia thực phẩm tương ứng.

Ngày sản xuất, hạn sử dụng

  • Ngày sản xuất, hạn sử dụng thực phẩm ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
  • Đối với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, ngày sản xuất là ngày cấp đông lần đầu tiên của sản phẩm . Hạn sử dụng là ngày được nhà sản xuất tại nước sản xuất ghi ở trên bao bì hàng hóa xuất khẩu.

Trên đây là những quy định về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm cần nắm rõ để công đoạn công bố thực phẩm ra thị trường gặp nhiều thuận lợi. Nếu bạn gặp khó khăn gì trong công đoạn công bố sản phẩm:  pháp lý, thiết kế nhãn, ghi nhãn, dịch thuật công chứng nhãn hiệu hàng hóa hay hồ sơ thủ tục thực hiện công bố, … vui lòng liên hệ đến FOSI hotline: 0909 898 783 (Mr Hải) – (028) 6682 7330 – 0909 228 783 (Ms Ngân) được hướng dẫn và hỗ trợ chi tiết.

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on print
Share on email