Điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống và Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Điều 28, 29, 30 của Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến và kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Bếp ăn được bố trí không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và các thực phẩm đã qua chế biến.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật để phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
- Có dụng cụ thu gom, dụng cụ chứa đựng rác thải và chất thải bảo đảm vệ sinh.
- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng và nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
- Nhà ăn phải thoáng, mát, đầy đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, và có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, khu vực rửa tay và thu dọn chất rác thải hàng ngày sạch sẽ.
- Người đứng đầu đơn vị mà có bếp ăn tập thể có trách nhiệm đảm bảo ATTP.
Xem thêm các bài viết dịch vụ liên quan
1. Nghiên cứu sản phẩm
2. Kiểm nghiệm thực phẩm
3. Giấy chứng nhận brc
4. Giấy chứng nhận halal
5. Giấy phép kinh doanh rượu
6. Giấy chứng nhận iso 22000
7. Đăng ký sở hữu trí tuệ
8. Đăng ký mã vạch
9. Công bố thực phẩm chức năng
Điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở chế biến và kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho nhóm thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Dụng cụ nấu nướng, và chế biến phải bảo đảm ATTP.
- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng những vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
- Tuân thủ quy định về sức khỏe – kiến thức – thực hành của người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Điều kiện bảo đảm ATTP trong chế biến và bảo quản thực phẩm
- Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu sản thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm ATTP, lưu mẫu thức ăn.
- Thực phẩm phải được chế biến phải bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
- Thực phẩm bày bán phải để trong các ngăn tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của các côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên các bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
Ngoài những điều kiện trên, thì cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải tuân thủ những yêu cầu của Khoản 2 Điều 2 của Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:
- Thực hiện kiểm thực 03 bước và lưu mẫu thức ăn theo sự hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Thiết bị, phương tiện vận chuyển và bảo quản thực phẩm bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
- Người trực tiếp chế biến thức ăn cần được tập huấn kiến thức ATTP và được chủ cơ sở xác nhận, không bị mắc bệnh thương hàn, tả, lỵ, viêm gan A, E, lao phổi, viêm da nhiễm trùng, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm
Theo Khoản 1, Điều 11, Nghị định 15/2018/NĐ-CP: ‘Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm khi muốn hoạt động, trừ một số trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.
Như vậy, nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì phải có “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm”. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo Chương V của Luật an toàn thực phẩm 2010 và những văn bản hướng dẫn khác.
Tóm lại, khi kinh doanh dịch vụ ăn uống thì tổ chức/ cá nhân cần đảm bảo mọi quy định pháp luật về vấn đề an toàn thực phẩm như nêu trên.
Bạn vẫn còn thắc mắc gì về điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống hay đang gặp rắc rối liên quan đến việc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm vui lòng liên hệ đến FOSI Hotline 0918 828 875 (Mr Mạnh) – (028) 6682 7330 – 0909 228 783 (Ms Ngân) để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất. Ngoài ra, công ty chúng tôi cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nữa, chẳng hạn như: làm giấy chứng nhận fda, giấy chứng nhận haccp, công bố sản phẩm, công bố mỹ phẩm, giấy phép quảng cáo và nhiều loại giấy tờ khác
Xem thêm các bài viết liên quan
1. Thủ tục, điều kiện để đưa sản phẩm ra thị trường nhanh, chuẩn xác
2. Dịch vụ sấy nông sản, rau củ quả, trái cây theo yêu cầu quý khách
3. Dịch vụ công bố sản phẩm uy tín – nhanh chóng – tiết kiệm
4. Danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy theo từng Bộ, Ban ngành
5. Hướng dẫn đăng ký cam kết bảo vệ môi trường đơn giản từ A – Z
6. Giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm hiệu quả nhất hiện nay
7. Công bố chất lượng sản phẩm có nội dung pháp lý như thế nào?
8. Cơ sở sản xuất kinh doanh NHỎ LẺ cần đáp ứng điều kiện nào?
9. Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
10. Dịch vụ chuyển giao công nghệ sản xuất thực phẩm toàn diện