Mỹ phẩm là một loại sản phẩm được dùng trực tiếp lên da. Vậy nên, nếu mỹ phẩm không được kiểm tra kỹ càng về chất lượng, thành phần thì rất dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của người tiêu dùng. Chính vì điều này mà tất các loại mỹ phẩm trong nước trước khi được lưu thông ra ngoài thị trường, bắt buộc phải tiến hành công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước theo quy định của pháp luật. Vậy điều kiện và thủ tục công bố mỹ phẩm trong nước như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia của Fosi tìm hiểu qua bài viết này nhé
Thế nào là công bố mỹ phẩm, số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 nghị định 93/2016/NĐ-CP thì việc công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước chính là các loại sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại Việt Nam và lưu hành trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc được xuất khẩu đi các nước khác.
Các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm sẽ phải nộp hồ sơ xin cơ quan nhà nước cấp số công bố mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Số phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước sẽ do cơ quan nhà nước cấp khi tiếp nhận hồ sơ. Nếu không có chứng nhận công bố mỹ phẩm trong nước thì mỹ phẩm đó sẽ không có sự đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, nghiêm trọng hơn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Tại sao phải công bố mỹ phẩm trong nước
Một sản phẩm mỹ phẩm muốn được lưu hành tại thị trường Việt Nam, sản phẩm đó bắt buộc phải được cấp số công bố. Pháp luật Việt Nam quy định điều kiện bắt buộc phải công bố mỹ phẩm như sau:
Theo thông tư ngày 06/2011/TT-BYT, ngày 25 tháng 01 năm 2011 đã quy định. Tất cả các mỹ phẩm thuộc danh sách quy định của Bộ y tế trước khi lưu hành trên thị trường sẽ phải tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước. Vậy nên, doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước chỉ được phép đưa sản phẩm ra ngoài thị trường để lưu thông, khi và chỉ khi đã được cấp sổ tiếp nhận công bố mỹ phẩm tại cơ quan chức năng kiểm duyệt.
Không công bố mỹ phẩm trong nước bị xử phạt như thế nào?
Có rất nhiều khách hàng thắc mắc về vấn đề nếu không công bố mỹ phẩm sẽ bị xử phạt ra sao? Theo nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt một số hành vi trong thủ tục công bố mỹ phẩm như sau:
- Kê khai không trung thực các nội dung trong phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
- Không tiến hành công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước hoặc mỹ phẩm nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
=> Với hai hành vi trên sẽ bị phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Bên cạnh đó, nếu các hành vi này nghiêm trọng hơn có thể bị buộc tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm, tước giấy phép kinh doanh.
Quy định về giấy ủy quyền trong hồ sơ công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước
Giấy ủy quyền trong hồ sơ công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước phải tuân thủ các quy định sau:
- Ngôn ngữ trình bày trong toàn bộ tài liệu phải là tiếng Việt và tiếng Anh.
- Điền đầy đủ các thông tin về tên, địa chỉ nhà sản xuất. Nếu bên ủy quyền là chủ sản xuất mỹ phẩm phải ghi rõ họ tên, địa chỉ nhà sản xuất.
- Tên và địa chỉ của tổ chức/cá nhân được ủy quyền.
- Nhãn hàng và tên sản phẩm
- Thời hạn ủy quyền trong bao lâu.
- Cam kết của nhà sản xuất hoặc của chủ sở hữu cung cấp đầy đủ hồ sơ thông tin cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường Việt Nam.
- Tên, chức danh và chữ ký xác nhận của người đại diện cho bên ủy quyền
Hồ sơ công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước
Theo quy định tại điều 4 của Thông tư 06/2011/TT-BYT, hồ sơ công bố sản phẩm trong nước bao gồm các tài liệu sau:
- 02 phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm kèm theo dữ liệu công bố.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ giấy ủy quyền của phía nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường trong nước (áp dụng cho cả mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm tự sản xuất trong nước)
- Giấy phép sản xuất mỹ phẩm đối với đơn vị tiến hành công bố hoặc giấy phép sản xuất cộng thêm hợp đồng thuê sản xuất đối với đơn vị phân phối sản phẩm mỹ phẩm.
Dịch vụ công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước – Fosi
Thủ tục công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước sẽ rất phức tạp nếu bạn là người lần đầu tiên đi xin cấp phép. Vậy nên, để tiết kiệm thời gian cũng như sở hữu giấy phép nhanh chóng, bạn hãy nên sử dụng dịch vụ làm giấy chứng nhận của Fosi.
Khi quý khách đã đăng ký sử dụng dịch vụ, Fosi sẽ đại diện cho doanh nghiệp thực hiện tất tần tật dịch vụ công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước chỉ cần:
Khách hàng cần cung cấp
- Thông tin về cơ sở và thông tin về mỹ phẩm.
- Giấy phép sản xuất kinh doanh mỹ phẩm.
- Hồ sơ tài liệu như đã nêu trên.
Dịch vụ tư vấn tại Fosi
- Tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan đến việc công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước ra lưu hành trên thị trường.
- Tư vấn và đánh giá hồ sơ nếu thiếu sẽ bổ sung ngay.
- Thực hiện việc kiểm định chỉ tiêu sản phẩm.
- Soạn thảo hồ sơ và đại diện khách hàng thực hiện nộp hồ sơ cũng như các thủ tục khác.
- Theo dõi quá trình và bàn giao kết quả cho khách.
Một số câu hỏi thường gặp
Người được thực hiện công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước là những ai? Thời hạn bao lâu?
Chủ thể thực hiện công bố mỹ phẩm trong nước phải là cá nhân, tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp. Vậy thời gian thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm trong nước bao lâu? Chắc hẳn đây là câu hỏi được rất nhiều người kinh doanh mỹ phẩm quan tâm. Theo quy định, trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố mỹ phẩm trong nước và nộp lệ phí theo quy định. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ ban hành số phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng đủ theo quy định thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ , cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố biết các nội dung chưa hợp lệ để sửa đổi hay bổ sung. Sau khi có số tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm, sản phẩm được tự do lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.
Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp. Sau khi hết thời hạn 05 năm, doanh nghiệp muốn tiếp tục đưa mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường thì phải công bố lại trước khi số tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước hết hạn và nộp các khoản lệ phí theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp ngừng tiếp nhận mỹ phẩm sản xuất trong nước
Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm trong vòng 6 tháng đối doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
- Kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Mỹ phẩm lưu thông trên thị trường chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu chứng nhận công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước.
- Thu hồi mỹ phẩm theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại cơ sở không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của hiệp hội các nước Đông Nam Á hoặc Hội đồng mỹ phẩm ASEAN thừa nhận.
- Sản xuất mỹ phẩm có sử dụng chất cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với các chất có quy định cụ thể, hàm lượng sử dụng theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Sử dụng nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm bị nước công bố cấm lưu thông trên thị trường.
- Sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm khác với công thức đã nêu trong hồ sơ công bố.
- Giả mạo tài liệu, sử dụng con dấu giả hoặc sử dụng chữ ký giả mạo của cơ quan chức năng có thẩm quyền hay của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm.
- Kê khai không trung thực các nội dung trong phiếu công bố mỹ phẩm
- Không có hồ sơ thông tin sản phẩm lưu hành tại doanh nghiệp.
Muốn thay đổi các nội dung đã kê khai trong phiếu công bố phải làm sao?
Trường hợp công bố mới mỹ phẩm trong nước
- Thay đổi nhãn hàng hóa, thay đổi tên sản phẩm
- Thay đổi công ty chịu trách nhiệm dưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.
- Thay đổi dạng sản phẩm
- Thay đổi mục đích sử dụng
- Thay đổi công thức
- Thay đổi nhà sản xuất hoặc địa chỉ sản xuất.
Trường hợp bổ sung công bố mỹ phẩm trong trong nước
- Thay đổi dạng trình bày của sản phẩm
- Thay đổi tên và địa chỉ của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nhưng không thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
- Tên hoặc địa chỉ của công ty thay đổi.
- Thay đổi kích cỡ bao gói, chất liệu bao bì, nhãn sản phẩm.
Các trường số tiếp nhận công bố mỹ phẩm trong nước bị thu hồi
Trường hợp bị thu hồi số phiếu công bố mỹ phẩm sản xuất do:
- Mỹ phẩm lưu thông không đạt chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra và kết luận.
- Nhãn trên bao bì ghi sai nguồn gốc, xuất xứ, thành phần,…
- Nhãn ghi sai lệch tính năng, công dụng của sản phẩm.
- Mỹ phẩm bị kết luận vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc đạo nhái sản phẩm khác đã được phép lưu hành trước đó.
- Không có hồ sơ thông tin mỹ phẩm xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền.
- Giả mạo tài liệu, sử dụng con dấu giả của doanh nghiệp hoặc cơ quan chức năng.
- Nội dung kê khai trong phiếu công bố mỹ phẩm không đúng sự thật.
Nếu không đăng ký công bố mỹ phẩm trong nước có bị phạt hay không?
Đối với câu hỏi này hãy xét theo điều 68 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định thì đối với hành vi không đăng ký công bố mỹ phẩm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Nếu còn bất kỳ khó khăn hoặc vướng mắc nào, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với đội ngũ hỗ trợ tận tình của Fosi qua hotline: 0909 89 87 83 nhé!