Bài viết này FOSI sẽ liệt kê các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm uy tín, bậc nhất và phổ biến nhất hiện nay mà hầu hết doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm đều chọn một hệ thống chất lượng phù hợp để thực hiện.

Các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm
Nên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm nào? 

Quản lý an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của nhiều cấp lãnh đạo ở khắp nơi trên thế giới. Để đảm bảo bữa ăn an toàn, dinh dưỡng rất nhiều yêu cầu đã được đặt ra cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Do đó để tồn tại và phát triển bắt buộc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm phải xây dựng những quy trình hệ thống quản lý chất lượng uy tín và bậc nhất hiện nay, trong số đó có thể kể đến: HACCP, ISO 22000, SQF, GLOBALGAP, VIETGAP, GMP, BRC, SSOP…

Hệ thống thực hành sản xuất tốt – GMP

GMP là hệ thống đảm bảo chất lượng – vệ sinh – an toàn được áp dụng đối với những cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm, dược phẩm.

GMP đưa ra những yêu cầu nhằm kiểm soát tất cả yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng từ việc thiết kế, xây lắp nhà xưởng; thiết bị, các dụng cụ chế biến; bao gói, bảo quản; và con người vận hành

HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy & điểm kiểm soát tới hạn (có tên tiếng Anh là Hazard Analysis and Critical Control Point). HACCP là công cụ đánh giá các mối nguy, lập các hệ thống tập trung vào những biện pháp phòng ngừa thay cho việc chỉ thử nghiệm thành phẩm

7 nguyên tắc của HACCP:

  1. Phân tích mối nguy (HA):
  2. Xác định các điểm kiểm soát tới hạn
  3. Thiết lập các giới hạn tới hạn
  4. Giám sát điểm kiểm soát tới hạn
  5. Các hành động sửa chữa
  6. Các thủ tục lưu trữ hồ sơ
  7. Các thủ tục thẩm tra

SQF

SQF là chương trình viết tắt bởi Safe quality food (an toàn chất lượng thực phẩm) được Viện SQF trực thuộc FMI quản lý. SQF là quy trình được thiết kế dành cho ngành công nghiệp thực phẩm áp dụng cho tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Hai chương trình chứng nhận quản lý an toàn thực phẩm đã được thiết lập dành cho 02 nhà cung cấp thực phẩm khác nhau:

  • SQF 1000: dành cho các nhà sản xuất ban đầu và vấn đề liên quan (sản xuất trước cổng trang trại, thu hoạch, những chuẩn bị cho sản phẩm ban đầu).
  • SQF 2000: dành cho công nghiệp thực phẩm và các vấn đề liên quan (thành phần, nguyên liệu thô, thực phẩm được chế biến và thức uống và dịch vụ).

ISO 22000

ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn hệ về hệ thống an toàn thực phẩm do tổ chức ISO ban hành chính thức vào tháng 09.2005 trên nền tảng 7 nguyên tắc của HACCP.

ISO 22000 có thể áp dụng độc lập hoặc tích hợp với các hệ thống quản lý chất lượng khác

Cấu trúc Bộ ISO 22000 gồm:

  • ISO 22000: Các yêu cầu đối với tổ chức thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm.
  • ISO 22001: hướng dẫn áp dụng ISO 9001:2000 cho ngành công nghiệp nước uống và thực phẩm.
  • ISO TS 22003: dành cho những tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhân hệ thống quảng lý an toàn thực phẩm (HTQLATTP).
  • ISO TS 22004: hướng dẫn áp dụng ISO 220000 : 2005
  • ISO 22005: Khả năng xác định nguồn gốc của sản phẩm trong chuỗi thức ăn và thực phẩm – Những nguyên tắc chung và yêu cầu cơ bản về việc xây dựng và triển khai hệ thống
  • ISO 22006: Hướng dẫn áp dụng ISO 9001 : 2000 vào thu hoạch vụ mùa

Chỉ có ISO 22000:2005 là được cấp giấy chứng nhận. Đây là tiêu chuẩn nêu lên yêu cầu về HTQLATTP, có cấu trúc 08 điều. Trong đó có 05 điều khoản quan trọng:

  • HTQL An toàn thực phẩm (điều khoản 4)
  • Cam kết của lãnh đạo. (điều khoản 5)
  • Quản lý nguồn lực. (điều khoản 6)
  • Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn (điều khoản 7)
  • Giá trị hiện lực, kiểm tra thẩm định, và cải tiến

VietGAP

Tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Đó là việc áp dụng những biện pháp sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm sạch và an toàn, đặc biệt là sản phẩm về rau quả tươi, VietGAP ra đời tiếp sau EUREPGAP, GlobalGAP, và GAP của một số nước châu Á khác. Dù ra đời muộn VietGAP đã thừa hưởng được những kinh nghiệm của nhiều GAP đi trước nên đã nhanh chóng phát huy các tác dụng.

GlobalGAP

Tiêu chuẩn GlobalGAP (đây tên gọi mới của EUREP GAP sau 07 năm áp dụng, và được chính thức thông báo tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 08 tại Băng Cốc tháng 9.2007) là bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản trên toàn cầu. Đại diện hợp pháp của Ban thư ký GlobalGAP chính là tổ chức phi lợi nhuận mang tên FoodPLUS GmbH có trụ sở tại Đức.

Để xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng trong số các hệ thống này không phải là điều đơn giản, mà đòi hỏi phải có sự đầu tư về con người, trang thiết bị, hồ sơ và thủ tục liên quan. Do đó, rất khó để doanh nghiệp có thể tự mình làm lấy tất cả mọi công việc, đa phần doanh nghiệp sẽ cần đến sự hỗ trợ và tư vấn của đơn vị chuyên môn trong lĩnh vực này. FOSI – Với đội ngũ nhân viên và những cộng tác viên có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn an toàn thực phẩm, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tốt nhất khi liên hệ với chúng tôi.

Mọi vấn đề thắc mắc liên quan đến vấn đề xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm liên hệ ngay với chúng tôi tại hotline/zalo 0909.898.783 (Mr. Hải) để được tư vấn và cung cấp thông tin chính xác nhất.

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on print
Share on email