Trong số các chất phụ gia thực phẩm thường dùng trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không phải loại phụ gia nào cũng mang những tác dụng tích cực. Bài viết này FOSI sẽ giúp bạn biết được các loại phụ gia thường dùng, các loại phụ gia có hại, cùng tác dụng và ảnh hưởng khi dùng quá liều các chất phụ gia.
Các chất phụ gia thực phẩm phổ biến thường dùng trong sản xuất chế biến thực phẩm
1. Các axit thực phẩm
Các axít thực phẩm được bổ sung vào thực phẩm để làm cho hương vị “sắc hơn”. Chúng cũng có công dụng như là chất bảo quản và chống ôxi hóa. Các axít thực phẩm phổ biến như: giấm, axít citric, axít malic, axít tartaric, axít fumaric, axít lactic.
2. Các chất tạo màu
Là các chất phụ gia thực phẩm được dùng để tạo màu sắc cho sản phẩm, và làm tăng thẩm mỹ cho sản phẩm.
3. Các chất điều chỉnh độ chua
Các chất điều chỉnh độ chua được sử dụng để làm thay đổi hay kiểm soát độ chua, độ kiềm của thực phẩm.
4. Các chất chống tạo bọt
Các chất chống tạo bọt là chất phụ gia được sử dụng làm giảm hay ngăn chặn sự tạo bọt trong thực phẩm.
5. Các chất chống vón
Các chất chống vón giữ cho các chất bột; chẳng hạn như các loại sữa bột không bị vón cục.
6. Các chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa như vitamin C có công dụng như một chất bảo quản. Bằng cách kiềm chế những tác động của ôxy đối với thực phẩm, và nói chung là có lợi cho sức khỏe.
7. Các chất tạo lượng
Các chất tạo khối lượng chẳng hạn như tinh bột được dùng để bổ sung để tăng số hay khối lượng của thực phẩm. Nhưng nó không làm ảnh hưởng đến các giá trị dinh dưỡng của nó.
8. Chất giữ màu
Ngược lại với chất tạo màu, thì chất giữ màu được dùng để bảo quản màu hiện hữu của thực phẩm.
9. Các chất chuyển thể sữa
Các chất chuyển thể sữa cho phép nước, dầu ăn duy trì được thể hỗn hợp cùng nhau trong thể sữa. Chẳng hạn trong: maiônét, kem và sữa.
10. Các chất điều vị
Phụ gia này làm tăng hương vị sẵn có của thực phẩm.
11. Các chất tạo vị
Các chất tạo vị là phụ gia thực phẩm dùng để làm cho thực phẩm có hương vị hay mùi cụ thể nào đó. Và có thể được tạo ra từ một số chất tự nhiên hay nhân tạo.
12. Các chất xử lý bột ngũ cốc
Các chất xử lý bột ngũ cốc được thêm vào các loại bột ngũ cốc (bột mì, bột mạch, v.v) để cải thiện màu sắc của nó hay để sử dụng khi nướng bánh.
13. Các chất giữ ẩm
Các chất giữ ẩm ngăn không để thực phẩm bị khô đi.
14. Các chất bảo quản
Phụ gia thực phẩm được dùng để ngăn hoặc kiềm chế sự thối, hư hỏng của thực phẩm. Do bị gây ra bởi hoạt động của nấm mốc, vi khuẩn, hay các vi sinh vật khác.
15. Các chất đẩy
Các chất đẩy là loại khí nén được dùng để đẩy thực phẩm ra khỏi đồ chứa đựng nó.
16. Các chất ổn định
Các chất ổn định, tạo đặc, gel, chẳng hạn aga hay pectin (dùng trong một số loại mứt hoa quả) làm cho thực phẩm có được kết cấu đặc và chắc. Chúng giúp các chất thể sữa ổn định hơn.
17. Các chất làm đặc
Các chất làm đặc là chất phụ gia thực phẩm mà khi thêm vào thực phẩm sẽ giúp làm tăng độ dẻo mà không làm thay đổi đáng kể những thuộc tính khác của thực phẩm.
18. Các chất làm ngọt
Các chất làm ngọt được bổ sung vào thực phẩm, đồ ăn, thức uống để tạo vị ngọt. Các chất làm ngọt không phải đường được thêm vào để giữ cho các loại thực phẩm chứa ít năng lượng (calo).
19. Các chất tạo hương
Các chất tạo hương hay còn được gọi là hương liệu thực phẩm và được sử dụng để tạo hương vị hấp dẫn cho sản phẩm.
Nếu sử dụng đúng loại và đúng liều lượng, phụ gia thực phẩm sẽ có tác dụng tích cực:
- Tạo được nhiều sản phẩm phù hợp với từng sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng.
- Giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho đến lúc sử dụng.
- Tạo sự dễ dàng trong sản xuất, và chế biến thực phẩm đồng thời làm tăng giá trị thương phẩm hấp dẫn trên thị trường.
- Kéo dài thời gian sử dụng của các loại thực phẩm.
Các loại chất phụ gia có hại trong thực phẩm
Bên cạnh các chất phụ gia thực phẩm có tác dụng tích cực, thì nhiều phụ gia có trong thực phẩm làm gây hại đến sức khỏe nhưng chúng ta ít khi quan tâm đến.
- Chất kháng sinh trong thực phẩm được làm từ sữa
- Những chất hóa học có trong các loại thực phẩm đóng hộp
- Natri trong chất gia vị cho vào các món xà lách trộn.
- Đường fructose trong nước uống soda và các sản phẩm đóng gói.
- Bột ngọt (MSG) trong các món khoai tây chiên
- Acesulfame – K
- Olestra
- Màu thực phẩm: Red 3; Blue1,2; Green 3; and Yellow 6
- Potassium bromated
Những nguy hại của các chất phụ gia thực phẩm
Nếu sử dụng chất phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng và chủng loại nhất là các phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm sẽ gây ra những tác hại cho sức khỏe:
- Gây ngộ độc cấp tính: Nếu như dùng quá liều cho phép.
- Gây ngộ độc mạn tính: Dù dùng với liều lượng nhỏ, thường xuyên, liên tục,và một số chất phụ gia thực phẩm tích lũy trong cơ thể gây tổn thương lâu dài. Ví dụ: Khi sử dụng thực phẩm có hàn the, mà hàn the sẽ được đào thải qua nước tiểu 81%; qua phân 1%; qua mồ hôi 3% còn 15% sẽ được tích lũy trong những mô mỡ, mô thần kinh và dần dần tác hại đến nguyên sinh chất, và đồng hóa các aminoit, gây ra một số hội chứng ngộ độc mạn tính: ăn không ngon, tiêu chảy, giảm cân, rụng tóc, da xanh xao, suy thận mạn tính, động kinh, trí tuệ giảm sút.
- Nguy cơ gây hình thành khối u, ung thư, quái thai, đột biến gen, nhất là các chất phụ gia tổng hợp.
- Nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm: phá huỷ các chất dinh dưỡng, vitamin,…
Trên đây là các chất phụ gia thực phẩm thường dùng trong sản xuất thực phẩm và một số phụ gia có hại cũng những tác dụng tích cực và tiêu cực mà FOSI muốn bạn đọc được hiểu rõ hơn để sử dụng cho đúng liều lượng các loại phụ gia, từ đó tránh gây ra những rủi ro không đáng.
Nếu bạn là người tiêu dùng: hãy xem kỹ về nguồn gốc xuất xứ, các chất phụ gia thực phẩm, thành phần ở trên bao bì sản phẩm trước khi quyết định mua.
Nếu bạn là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm: Để đảm bảo đúng theo quy định của Nhà Nước Việt Nam, Vậy trước khi muốn bán sản phẩm hàng hóa của mình lưu hành rộng rãi trên thị trường hãy tiến hành thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm và công bố sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.