Giấy chứng nhận hợp quy là một loại giấy chứng minh và xác nhận một loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể nào đó xét về mức độ phù hợp của chúng so với các quy chuẩn tương ứng. Vậy cụ thể giấy chứng nhận hợp quy sẽ áp dụng cho những loại hàng hóa nào và các yếu tố gì? Fosi sẽ chia sẻ cho bạn trong bài viết dưới đây.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Xem
Giấy chứng nhận hợp quy là gì?
Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy được hiểu là những quy định về mức giới hạn của các đặc tính kỹ thuật cộng thêm các yêu cầu quản lý về một sản phẩm cụ thể nào đó. Mục đích của các quy chuẩn kỹ thuật nhằm để đảm bảo cho sản phẩm, hàng hóa khi sản xuất và kinh doanh được an toàn hơn không ảnh hưởng sức khỏe tới người tiêu dùng. Đồng thời hướng đến lợi ích cuối cùng là an ninh quốc gia cùng các yêu cầu thiết yếu khác. Giấy chứng nhận hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc bằng các phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, việc chứng nhận hàng hóa hợp quy là hình thức hoạt động đánh giá sản phẩm có đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay không. tất cả các sản phẩm, hàng hóa trước khi sản xuất hoặc nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận công bố hợp quy thì mới được lưu thông trên thị trường.Hệ thống quy chuẩn hợp quy
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật hợp quy tại Việt Nam bao gồm:- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Ký hiệu: QCVN.
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; Ký hiệu: QCĐP.
Danh sách các sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hợp quy
Đối tượng cần giấy chứng nhận hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, khu vực hay theo tiêu chuẩn quốc tế. Những đối tượng trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc và áp dụng nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực này. Theo nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định rằng tất cả sản phẩm, hàng hóa thuộc ba nhóm đối tượng sau cần phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn hợp quy: a) Đối với danh mục sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn được phụ trách bởi Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo văn bản thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT ban hành. b) Danh mục sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ giao thông vận tải theo thông tư 41/2018/TT-BGTVT bao gồm:- Với các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, trước khi thông quan phải có giấy chứng nhận hợp quy.
- Hàng hóa, sản phẩm được sản xuất và lắp ráp trong nước, trước khi lưu thông vào thị trường Việt Nam phải có chứng nhận hợp quy và đã thực hiện công bố hợp quy.
- Các loại sản phẩm được miễn trừ ngoại giao.
- Quà biếu tặng trong các định mức miễn thuế nhập khẩu.
- Sản phẩm/hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hoặc quá cảnh.
- Sản phẩm chuyên dụng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Các phương thức chứng nhận hợp quy
Để được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Các doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận hợp quy có thể áp dụng 1 trong số 8 phương thức dùng để đánh giá sự phù hợp cho một sản phẩm/hàng hóa cụ thể theo thông tư 28/2012/TT-BKHCN.- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm/hàng hóa.
- Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu đã chọn kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất và giám sát thông qua việc lấy mẫu và thử nghiệm trên thị trường.
- Phương thức 3: Thử nghiệm trên mẫu kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Giám sát thông qua việc lấy mẫu tại nơi sản xuất và kết hợp đánh giá trong quá trình sản xuất.
- Phương thức 4: Thực hiện giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu được lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu và đánh giá quá trình sản xuất; thực hiện giám sát thông qua việc lấy mẫu trên thị trường hoặc tại nơi sản xuất và đánh giá quá trình sản xuất.
- Phương thức 6: Thực hiện đánh giá kết hợp giám sát hệ thống.
- Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu và đánh giá theo lô hàng hóa hay sản phẩm tạo thành.
- Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định tất cả các sản phẩm cần chứng nhận hợp quy.
Lợi ích khi thực hiện chứng nhận hợp quy sản phẩm
Việc doanh nghiệp đạt được giấy chứng nhận hợp quy sẽ giúp doanh nghiệp có các lợi ích dưới đây:- Doanh nghiệp được sử dụng dấu CR tức dấu hợp quy chất lượng trực tiếp trên sản phẩm khi lưu thông hàng hóa ra thị trường.
- Đây là cách chứng minh cho doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các thủ tục và tuân theo quy định của pháp luật. Đồng thời chứng minh cho sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp đảm bảo an toàn, chất lượng và đáp ứng các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Doanh nghiệp tạo được hình ảnh tốt đẹp và uy tín trong tâm trí khách hàng và đối tác quan trọng.
- Đáp ứng các yêu cầu khắt khe đến từ khách hàng, thuận tiện cho công tác đấu thầu.
- Giúp tối ưu hóa các chi phí sản xuất và hạn chế được các lỗi sai sót trong quá trình sản xuất.
- Nâng cao được uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp vươn tầm ra thị trường thế giới.
Hồ sơ đánh giá tiêu chuẩn hợp quy cần những gì?
Đây là một câu hỏi được các doanh nghiệp rất quan tâm khi muốn có giấy chứng nhận hợp quy. Doanh nghiệp cần chuẩn bị:- Bản công bố hợp quy theo mẫu
- Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá đã được thông qua như:
- Tên tổ chức, địa chỉ, người đại diện pháp luật, fax.
- Tên sản phẩm hàng hóa lưu thông ra thị trường.
- số hiệu quy chuẩn theo kỹ thuật.
- Kết luận sản phẩm hàng hóa đạt quy chuẩn kỹ thuật.
- Bản cam kết chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, kết quả tự đánh giá.
Quy trình thực hiện đánh giá hợp quy
Các cơ quan chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận sau khi đã thống nhất với doanh nghiệp về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình thực hiện đánh giá hợp quy được thực hiện theo các bước sau:- Bước 1: Xem xét và xác định đầy đủ đối với giấy tờ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 2: Đánh giá ban đầu về các điều kiện chứng nhận tại cơ sở nếu doanh nghiệp bị yêu cầu.
- Bước 3: Đánh giá điều kiện đảm bảo yêu cầu chất lượng sản xuất của cơ sở và lấy mẫu thử nghiệm, đánh giá mẫu.
- Bước 4: Báo cáo đánh giá.
- Bước 5: Cấp giấy chứng nhận.
- Bước 6: Giám sát sau chứng nhận theo định kỳ 9-12 tháng/lần.