Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề đặc biệt quan trọng bởi các trường hợp ngộ độc thực phẩm ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm bẩn nhiễm hóa chất, cộng thêm các sở nấu ăn không đảm bảo vệ sinh thực phẩm nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy nên, để kiểm soát quá trình sản xuất và chế biến theo nguyên tắc hệ thống chứng nhận trong thực phẩm, những đơn vị sản xuất và kinh doanh này cần phải được cấp giấy chứng nhận HACCP. Vậy chứng chỉ HACCP là gì? Hồ sơ và thủ tục làm chứng chỉ như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia FOSI tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

HACCP là gì?

Chứng nhận thực phẩm HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point. Là một hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đối tượng tiêu dùng.

Chứng nhận hợp quy HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả các ngành sản xuất thực phẩm, là một công cụ phân tích để đánh giá chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm. HACCP bao gồm các đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời nó cũng xác định những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ vệ sinh thực phẩm HACCP giúp tập trung nguồn lực kỹ thuật và chuyên môn vào những bước chế biến có tính quyết định đến chất lương và an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn HACCP được Uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm (CODEX) ban hành vào năm 1969, qua 2 lần sửa đổi vào năm 1991 và 1998. Ở nhiều nước trên thế giới, tiêu chuẩn HACCP là chứng nhận hợp quy bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp khi kinh doanh và sản xuất thực phẩm.

Lợi thế của chứng nhận

  • Đánh giá chứng nhận sản phẩm tiêu chuẩn một lần -> Cấp chứng nhận -> Được chấp nhận ở mọi nơi
  • Tiêu chuẩn HACCP được ứng dụng công nghệ 4.0
  • Chứng chỉ tiêu chuẩn HACCP do tổ chức được phép cấp
mẫu giấy chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp
Giấy chứng nhận HACCP của doanh nghiệp nông sản mà FOSI đã thực hiện

Lợi ích khi áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)

Không thể phủ nhận rằng HACCP chứng nhận mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như nâng cao được thương hiệu của mình, được người tiêu dùng tin tưởng hơn từ đó ngày càng phát triển hơn, có điều kiện cạnh tranh tốt hơn. Với chứng chỉ an toàn thực phẩm này doanh nghiệp của bạn có thể được sự ưu ái rất nhiều từ thị trường, các nhà đầu tư, thanh tra an toàn thực phẩm và của cả nhà nước, cụ thể hơn như sau

HACCP giúp quản lý rủi ro cho doanh nghiệp

HACCP giúp phát hiện và kiểm soát mối nguy trong quá trình sản xuất một cách hiệu quả nhằm tránh được những sai lỗi không đáng có xảy ra trong quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình. Sản phẩm thực phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng; sẽ đúng chất lượng và đảm bảo được các vấn đề an toàn thực phẩm.

HACCP giúp nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp tăng uy tín của doanh nghiệp, thu hút khách hàng, mở rộng thị trường tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp

Giúp thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tối ưu hóa chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ phân tích và kiểm soát tốt quy trình, đổi mới, cải tiến quy trình,…

HACCP giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm,

HACCP giúp tạo uy tín cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, khắc phục được tình trạng sản xuất ra không tiêu thụ được dẫn đến ngừng trệ sản xuất, thiếu việc làm đời sống khó khăn.

HACCP giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Chứng nhận HACCP góp phần làm tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường hơn nhiều so với những đối thủ khác, nhất là trong các ngành xuất khẩu thực phẩm

Được công nhận sử dụng dấu chứng nhận

Doanh nghiệp bạn được phép sử dụng dấu chứng nhận HACCP để in trên bao bì nhãn hàng hóa của mình. Là cơ sở để tạo niềm tin với khách hàng và đối tác.

Hồ sơ tiêu chuẩn chứng nhận HACCP bao gồm những gì?

Nếu bạn đang muốn làm chứng nhận HACCP nhưng lại chưa biết hồ sơ cần chuẩn bị những gì? Hãy xem những gợi ý sau đây của chúng tôi khi nộp hồ sơ đăng ký HACCP nhé.

Để được xem xét, đánh giá chứng nhận HACCP cần áp dụng 12 bước xây dựng sau đây

Các bước thực hiện chứng nhận HACCP CODEX
Các bước thực hiện quy trình chứng nhận HACCP CODEX

Hồ sơ đăng ký chứng nhận HACCP bao gồm những tài liệu như sau

  1. Chứng nhận tiêu chuẩn HACCP
  2. Quyết định cấp giấy chứng thực HACCP
  3. Quyết định về việc sử dụng dấu chứng nhận HACCP

==> Ngoài ra, tổ chức cấp chứng chỉ HACCP cũng cần phải lưu giữ toàn bộ hồ sơ về quá trình đánh giá chứng nhận HACCP

Nội dung khi đăng ký chứng nhận

Chứng chỉ HACCP sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm, thời hạn giám sát là 12 tháng. Doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ HACCP bởi tổ chức chứng chỉ, trong đó có các nội dung sau:

  1. Tên tổ chức được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn HACCP
  2. Thông tin doanh nghiệp.
  3. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
  4. Phạm vi chứng chỉ (lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh).
  5. Mã số, Ngày cấp và ngày hết hạn HACCP
  6. Dấu chứng nhận HACCP
  7. Các thông tin cần thiết khác liên quan đến giấy phép HACCP

Các tổ chức được phép cấp chứng nhận HACCP

Tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn HACCP là đơn vị được cấp phép hoặc có chỉ định của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ Khoa Học Công nghệ trong lĩnh vực chứng nhận thực phẩm sản phẩm. Việt Nam có rất nhiều cơ quan cấp giấy chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp lựa chọn. Hiện nay, có 02 hình thức pháp nhân đối với các tổ chức chứng nhận tại Việt Nam như sau:

  • Tổ chức chứng nhận HACCP Việt Nam và đăng ký hoạt động tại Việt Nam
  • Tổ chức chứng nhận nước ngoài và đăng ký hoạt động tại Việt Nam

Một số lưu ý khi lựa chọn tổ chức

Để lựa chọn đúng tổ chức hệ thống đánh giá chứng nhận phù hợp và đảm bảo được tính pháp lý, các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề như nhân sự; năng lực và chi phí. Và đặc biệt là cần phải có chỉ định của Bộ Khoa học công nghệ. Hiện nay, xuất hiện rất nhiều tổ chức cấp chứng nhận nhưng chưa có chỉ định của Bộ Khoa Học Công Nghệ cho lĩnh vực chứng nhận. Do vậy khi tìm và lựa chọn tổ chức chứng nhận HACCP, cần phải tìm hiểu rõ các giấy tờ bao gồm:

  • Đơn xin đăng ký hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận HACCP do Bộ Khoa học Công nghệ cấp.
  • Các hồ sơ pháp lý khác như: Hồ sơ năng lực; Đăng ký kinh doanh.
Giấy chứng nhận HACCP là gì
Giấy chứng nhận HACCP CODEX mà FOSI đã thực hiện

Dịch vụ làm chứng chỉ HACCP nhanh nhất hiện nay – FOSI

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thực Phẩm Quốc Tế FOSI (gọi tắt là FOSI), là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm giấy chứng nhận HACCP một cách nhanh chóng, uy tín với chi phí hợp lý nhất hiện nay. Sau đây là quy trình thực hiện thủ tục chứng nhận HACCP của chúng tôi

Bước 1: Đăng ký tư vấn làm chứng chỉ HACCP

Đầu tiên, doanh nghiệp đăng ký chứng nhận HACCP tại FOSI. Chúng tôi tiến hành tư vấn, giới thiệu và sẽ cùng doanh nghiệp thỏa thuận và ký kết hợp đồng. Sau đó, doanh nghiệp cung cấp các thông tin cơ bản về cơ sở sản xuất thực phẩm, sản phẩm của mình

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

FOSI sẽ lấy thông tin từ khách hàng: Đơn đăng ký chứng nhận ISO HACCP, kế hoạch, các tài liệu, hồ sơ liên quan HACCP và gửi các thông tin đến cơ quan chứng nhận.

Tổ chức chứng nhận cử chuyên gia khảo sát, phân tích đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ đăng ký chứng nhận. Nhằm rà soát những thông tin chưa phù hợp của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống HACCP tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia sẽ chỉ ra những vấn đề của hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng cần chỉnh sửa, để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này là tiền đề cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

Bước 3: Đánh giá tài liệu HACCP

Các văn bản tài liệu sẽ được xem xét, kiểm định, đánh giá tính phù hợp của hệ thống với các luật lệ, tiêu chuẩn liên qua được xác định, cụ thể là:

  • Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Việc thẩm tra và xác nhận các mối nguy CCP
  • Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến quá trình sản xuất
  • Sau khi đã xem xét, đánh giá chính thức các tài liệu, hồ sơ, chuyên gia đánh giá phải làm báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu và chuyển cho doanh nghiệp 1 bản
  • Doanh nghiệp nhận được bản báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu, có trách nhiệm tiến hành rà soát và sửa chữa.

Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý

Đoàn chuyên gia (Tổ chức chứng nhận iso HACCP) đến xem xét đánh giá thực tế tình hình áp dụng HACCP tại doanh nghiệp. Xem xét sự phù hợp giữa thực tế cùng những nội dung trong hồ sơ, tài liệu mà doanh nghiệp đã cung cấp. Sau đó, đưa ra các kiến nghị cho doanh nghiệp để khắc phục, sửa đổi các nội dung không phù hợp trong hệ thống (nếu có).

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

Theo các yêu cầu cần khắc phục của tổ chức chứng nhận, FOSI sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Sau đó, Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm tra lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét cấp chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp.

Bước 6: Cấp chứng chỉ HACCP

Sau khi thẩm xét hồ sơ HACCP và đánh giá chứng nhận, nếu kết quả là phù hợp, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng chỉ cho doanh nghiệp.

Để được tư vấn chi tiết về cách thức thực hiện cũng như báo giá dịch vụ, quý khách vui lòng để lại thông tin liên hệ tại mục chat trực tiếp của website, chuyên viên FOSI sẽ gọi điện lại và tư vấn báo giá cụ thể về dịch vụ chứng nhận HACCP . Để nhanh hơn, quý khách cũng có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0909 89 87 83 (Mr. Hải) để được nhận phản hồi chính xác nhất về dịch vụ.

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on print
Share on email