Kiểm nghiệm thực phẩm là một trong những công việc không thể thiếu trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp. Bởi đây là công việc rất quan trọng để chứng minh được thực phẩm của doanh nghiệp đã đảm bảo vệ sinh an toàn, cũng như đáp ứng được mọi yêu cầu theo quy định của pháp luật. Vậy kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu? Bảng giá kiểm nghiệm thực phẩm như thế nào thì hãy cùng Fosi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Giới thiệu về dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm
- Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm là công việc không thể thiếu trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp.
- Kiểm nghiệm giúp doanh nghiệp chứng minh việc đáp ứng với những quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thông qua kết quả kiểm nghiệm với các chỉ tiêu an toàn, doanh nghiệp có thể tự tin cung cấp những sản phẩm chất lượng cho đối tác và người tiêu dùng.
Như vậy, xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm nào phụ thuộc vào sản phẩm đó có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa và cũng phụ thuộc vào mục đích thử nghiệm của doanh nghiệp như để công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm hay kiểm soát chất lượng, …
Các tác nhân và mục đích kiểm nghiệm thực phẩm
Kiểm nghiệm thực phẩm (hay còn gọi là xét nghiệm thực phẩm) là hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm, nhằm đảm bảo sự uy tín của nhà sản xuất cũng như quyền lợi người tiêu dùng. Việc kiểm nghiệm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do quốc hội ban hành, sau đây là những tác nhân và mục đích kiểm nghiệm thực phẩm mà bạn cần phải biết
Các tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm
Nếu bạn muốn chắc chắn thực phẩm đó đã đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thì cần phải tiến hành kiểm tra xem thử thực phẩm đó có chất gây ô nhiễm nào sau đây không nhé.
- Tác nhân hóa học: Bất kỳ loại hóa chất nào, bao gồm cả thuốc kháng sinh và thuốc trừ sâu đã tiếp xúc trước khi kiểm nghiệm
- Tác nhân sinh học: Kiểm nghiệm, kiểm định các loại vi khuẩn gây hại cho người tiêu dùng nếu được háp thụ vào cơ thể, như: Vi khuẩn, vi nấm.
- Tác nhân vật lý: Mục đích kiểm nghiệm này là để khẳng định, thực phẩm không có chứa bất kỳ một vật thể lạ nào.
Mục đích kiểm nghiệm thực phẩm
- Để xác định và xây dựng các chỉ tiêu công bố sản phẩm
- Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm
- Đánh giá nguyên liệu đầu vào, sự an toàn về mặt chất lượng của sản phẩm
- Tạo niềm tin đến người tiêu dùng, cũng như tạo thế mạnh trong canh tranh thị trường
Xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm
Để kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thành công và nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật. Chúng ta cần phải xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm như sau đây.
Xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm (chỉ tiêu an toàn) đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về ban hành ‘Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học & hóa học trong thực phẩm’
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn bị ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn bị ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
- QCVN 8-3:2012/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN) đối với từng loại sản phẩm cụ thể.
Xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm đối với những sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật
Đối với những sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật thì các chỉ tiêu thử nghiệm phải đáp ứng theo yêu cầu của những quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đây là một yêu cầu bắt buộc.
Khi cần làm hồ sơ công bố hợp quy, doanh nghiệp dựa theo các chỉ tiêu đã được quy định ở trong quy chuẩn để xác định các chỉ tiêu thử nghiệm:
Nước ăn uống, nước sinh hoạt
- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG) về chất lượng nước sinh hoạt
- QCVN 01:2009/BYT: QCKTQG về chất lượng nước ăn uống
Nước đá dùng liền
- QCVN 10:2011/BYT: QCKTQG về nước đá dùng liền
Nước khoáng thiên nhiên – đóng chai, đồ uống không cồn – có cồn
- QCVN 6-3:2010/BYT: QCKTQG đối với các sản phẩm đồ uống có cồn
- QCVN 6-2:2010/BYT: QCKTQG đối với các sản phẩm đồ uống không cồn
- QCVN 6-1: 2010/BYT: QCKTQG đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai
Sữa và các sản phẩm từ sữa
- QCVN 5-5:2010/BYT: QCKTQG đối với các sản phẩm sữa lên men
- QCVN 5-4:2010/BYT: QCKTQG đối với các sản phẩm chất béo từ sữa
- QCVN 5-3:2010/BYT: QCKTQG đối với các sản phẩm phomat
Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ
- QCVN 11-4:2012/BYT: QCKTQG đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
- QCVN 11-3:2012/BYT: QCKTQG đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
- QCVN 11-2:2012/BYT: QCKTQG đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi
Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm
- QCVN 3-6:2011/BYT: QCKTQG về các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm
- QCVN 3-5:2011/BYT: QCKTQG về các chất được sử dụng để bổ sung Magnesi vào thực phẩm
- QCVN 3-4:2010/BYT: QCKTQG về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm
Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng
- QCVN 9-1:2010/BYT: QCKTQG đối với muối Iod
- QCVN 9-2:2011/BYT: QCKTQG đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng (đối với các sản phẩm: dầu ăn, nước mắm, bột mỳ, đường bổ sung vi chất)
QCVN 4-23:2010/BYT: QCKTQG về phụ gia thực phẩm
- Tạo bọt
- Nhũ hóa
- Làm dày
- Làm bóng
- Phụ gia thực phẩm – Enzym
QCVN 12-3:2011/BYT: QCKTQG bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm:
- Bằng kim loại
- Cao su
- Nhựa tổng hợp
- Làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Danh mục cần phải kiểm nghiệm thực phẩm
Nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm sản xuất trong nước đều phải tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm và định kỳ 6 tháng/lần (hoặc 12 tháng/lần đối với Doanh nghiệp có ISO, HACCP,..) phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ theo quy định tại số 46/2007/QĐ- BYT. Sau đây là những danh mục sản phẩm bạn cần phải tiến hành kiểm định thực phẩm
– Thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm:
- Ngũ cốc, gạo, nông sản
- Rau, củ, trái cây tươi, trái cây khô (gồm cả dạng cô đặc, dạng bột)
- Thịt và các sản phẩm từ thịt
- Các loại thảo mộc và gia vị
- Thủy sản và các sản phẩm thủy sản
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Các loại thực phẩm đã chế biến và đóng gói
– Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm – Nước, nước đá, nước uống thành phẩm, nước sinh hoạt, … – Sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng,…
Khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành xét nghiệm thực phẩm
Một sản phẩm tùy vào bản chất sẽ có những chỉ tiêu kiểm nghiệm khác nhau vì thế khi chưa nắm rõ nguyên tắc xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm hoặc chưa hiểu rõ quy định về Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) , doanh nghiệp dễ mắc phải những sai lầm:
- Không rõ quy cách lấy mẫu bao nhiêu là đủ
- Cách bảo quản mẫu sản phẩm kiểm nghiệm như thế nào là đúng
- Xây dựng nhiều chỉ tiêu kiểm nghiệm không cần thiết (bởi tâm lý càng nhiều chỉ tiêu càng đúng, thừa còn hơn thiếu)
- Thời gian kiểm nghiệm càng kéo dài
- Chi phí kiểm nghiệm càng cao
- Điều này cũng lặp lại khi thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm ảnh hưởng đến các giấy tờ khác như công bố thực phẩm, nhập khẩu
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi cũng như để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí, nếu chưa hiểu rõ hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc kiểm nghiệm thì phương án tốt nhất, hãy chọn cho mình một đơn vị dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm uy tín chuyên nghiệp. Doanh nghiệp bạn chỉ cần cung cấp mẫu sản phẩm kiểm nghiệm, mọi việc còn lại bên dịch vụ sẽ lo hết.
Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm uy tín tại FOSI
Hồ sơ kiểm định thực phẩm
Trước khi tiến hành kiểm kiểm nghiêm an toàn thực phẩm, quý doanh nghiệp cần phải cung cấp cho chúng tôi những thông tin sau đây
- Mẫu sản phẩm làm kiểm nghiệm
- Phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
- Tên sản phẩm
- Địa chỉ công ty
- Tên công ty
- Người gửi
Quy trình kiểm định thực phẩm của FOSI
- Xác định các chỉ tiêu cần tiến hành kiểm nghiệm
- Lấy mẫu thực phẩm của khách hàng và mang đi kiểm nghiệm
- Trả kết quả kiểm nghiệm cho khách hàng
- Hỗ trợ thực hiện mọi thủ tục về xin cấp giấy chứng nhận ATTP và công bố thực phẩm theo yêu cầu
- Hậu mãi: Giảm giá cho quý khách các dịch vụ về sau
Thời gian thực hiện kiểm định sản phẩm
Thời gian tiến hành: chỉ từ 02 – 07 ngày (tùy vào chỉ tiêu và tính chất của sản phẩm)
Lưu ý: Phí kiểm nghiệm sẽ phụ thuộc vào các chỉ tiêu làm kiểm nghiệm, chỉ tiêu càng nhiều giá càng cao
Dịch vụ |
Kiểm nghiệm vi sinh |
Kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại |
Kiểm nghiệm dư lượng thuốc thú y và chất kháng sinh |
Kiểm nghiệm độc tố vi nấm |
Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ |
Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật |
Phân tích thành phẩn dinh dưỡng |
Kiểm nghiệm vitamins |
Kiểm nghiệm tiêu chí chất lượng bao bì |