Tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký bản công bố là thủ tục cần thiết mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Vậy hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm bao gồm những gì? Thủ tục công bố sản phẩm như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia của FOSI tìm hiểu chi tiết về tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm ngay tại bài viết dưới đây. Hy vọng thông qua bài viết của FOSI, quý khách có thể hiểu rõ và phân biệt được sự khác nhau giữa 2 hình thức công bố này.
Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP: Các tổ chức, công ty hay cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố/tự công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm trong nước hoặc sản phẩm nhập khẩu, trước khi muốn đưa hàng hóa đó lưu thông ra ngoài thị trường.
Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sẽ giúp cho cơ quan chức năng dễ dàng quản lý về vấn đề an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng mà còn đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp
- Gây dựng uy tín, thương hiệu bền vững.
- Tăng lợi thế cạnh tranh.
- Thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
- Dễ dàng kiểm soát chất lượng thành phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong quá trình kinh doanh.
Hồ sơ thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm
Hồ sơ tự công bố sản phẩm
Đối với những nhóm sản phẩm thực phẩm có thể tự công bố, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Các mặt hàng sản phẩm nằm trong danh mục được phép tự công bố
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
- Phụ gia thực phẩm
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm
- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Thủ tục tự công bố sản phẩm
Sau khi đã hoàn thành xong các hồ sơ đã nêu trên, doanh nghiệp tiến hành các thủ tục tự công bố theo các bước sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ theo mẫu đã được quy định và hồ sơ phải còn hiệu lực.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Hồ sơ sẽ được doanh nghiệp đăng tải lên website của mình và của cơ quan tiếp nhận.
- Cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và niêm yết giá công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
- Doanh nghiệp công bố trên hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo.
Lưu ý:
Nếu trong trường hợp hệ thống thông tin dữ liệu chưa có hoặc chưa cập nhật thì tổ chức, cá nhân phải nộp 1 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước để lưu trữ hồ sơ, đăng tải lên tổ chức, cá nhân. Nếu doanh nghiệp có 2 cơ sở sản xuất, chỉ cần nộp hồ sơ tại 1 cơ quan quản lý.
Bước 3: Nhận kết quả
Ngay sau khi hồ sơ đã hợp lệ và ở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã đăng tải hồ sơ đồng nghĩa với việc bản tự công bố hồ sơ chính thức có hiệu lực.
>>>>>> Tra cứu danh mục sản phẩm doanh nghiệp tự công bố tại website Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y tế https://nghidinh15.vfa.gov.vn/Congbo
>>>>>> Tra cứu sản phẩm doanh nghiệp tự công bố tại TP. HCM vui lòng truy cập website Ban Quản lý ATTP TP. HCM https://hcc.qlattp.vn/TraCuu/
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký công bố sản phẩm
Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm
- Bản công bố chất lượng sản phẩm theo mẫu số 02, Phụ lục I, ban hành kèm theo quy định về công bố chất lượng tại nghị định này/ giấy tiếp nhận đăng ký công bố chất lượng
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong thời hạn 12 tháng hoặc các chỉ tiêu an toàn theo tiêu chuẩn tương ứng được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Giấy phép lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)/ Giấy phép xuất khẩu (Certificate of Exportation)/ Giấy phép y tế (Health Certificate) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu có nội dung bảo đảm an toàn lợi ích cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước xuất khẩu (hợp thức hóa lãnh sự)_ Theo thông tư số: 69/2018/NĐ-CP;
- Giấy phép cơ sở sản xuất, tổ chức hay công ty thành lập đủ điều kiện GMP
- Bằng chứng khoa học chứng minh về công dụng, thành phần (cần có xác nhận của tổ chức, cá nhân hoặc công ty) và liều dùng phải phù hợp với quy định tại khoản d điều 7 của nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Danh sách bắt buộc đăng ký công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Ngoài ra, các tài liệu đó phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn
Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 8 (NĐ 15/2018/NĐ-CP) và được sản xuất, kinh doanh ngay sau khi gửi thông báo.
>>>>>> Tra cứu hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm chức năng tại website Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y tế https://nghidinh15.vfa.gov.vn/Tracuu
FOSI – Đơn vị cung cấp dịch vụ công bố sản phẩm trọn gói
FOSI là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bậc nhất hiện nay bởi dịch vụ đăng ký công bố sản phẩm, tự công bố của chúng tôi đã giúp hàng ngàn doanh nghiệp sở hữu giấy phép hoạt động đúng luật. Đặc biệt, khi bạn sử dụng dịch vụ tự công bố chất lượng sản phẩm hay làm giấy đăng ký công chất lượng sản phẩm tại Fosi, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận ngay giấy phép chỉ trong vòng 15 ngày với chi phí rẻ nhất thị trường, mà không bạn phải tốn quá nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như đến tận nơi để hoàn thành theo thủ tục. Quy trình công bố được áp dụng theo nghị định 15/2018/NĐ-CP đã nêu trên.
Bước 1: Kiểm nghiệm thực phẩm
Nếu trong trường hợp quý khách hàng chưa tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm. Chúng tôi sẽ yêu cầu quý khách sử dụng dịch vụ kiểm nghiệm trước khi làm bản công bố chất lượng.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Để mọi thủ tục, công việc và quy trình làm giấy công bố được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, khách hàng cần phải và chuẩn bị những loại giấy tờ được yêu cầu như sau đây:
- Tên, thành phần, và các thông tin liên quan cần có trong biểu mẫu hồ sơ,….
- Nhãn hiệu tự thiết kế hoặc hình chụp.
- Kiểm nghiệm nếu có,
- Thông tin về giấy phép kinh doanh, giấy cơ sở sản xuất đủ điều kiện (đối với hàng xóa trong nước),…
- Chuẩn bị mẫu gửi kiểm nghiệm
FOSI sẽ thực hiện những công việc sau
- Thu thập thông tin thực tế từ khách hàng
- Lập chỉ tiêu dựa trên thành phần của thành phẩm và phù hợp với quy định luật hiện hành
- Liên hệ phòng kiểm nghiệm để được báo giá, gửi mẫu
- Xây dựng hồ sơ đăng ký công bố, tự công bố theo biểu mẫu
- Hỗ trợ khách hàng chỉnh nhãn nếu cần
- Làm nhãn hiệu tên sản phẩm; dịch nhãn, làm nhãn phụ
Bước 3: Nộp hồ sơ
- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được FOSI tiến hành nộp đến cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ đó. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ cập nhật thông tin trên trang web quản lý hồ sơ theo yêu cầu nếu cần tùy theo từng quy định ở địa phương, tỉnh, thành phố quản lý đối với doanh nghiệp tại nơi đó.
- Luôn cập nhật theo dõi các trang web thông tin từ cơ quan quản lý hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm về việc đăng tải hồ sơ để báo cho khách hàng kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.
Một số câu hỏi thường gặp khi tiến hành công bố sản phẩm
Câu hỏi thường gặp khi tiến hành tự công bố
Sản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu có phải làm thủ tục tự công bố sản phẩm không?
Tại khoản 2 điều 4 nghị định 15/2018/NĐ-CP có đề cập rằng: Các sản phẩm, nguyên liệu nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố.
Khi thay đổi tên sản phẩm có cẩn phải thực hiện lại thủ tục tự công bố không?
Khoản 4 điều 5 nghị định 15/2018/NĐ-CP, khi có sự thay đổi về tên thành phẩm thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại từ đầu mọi thủ tục.
Có cần phải dịch nhãn sản phẩm nhập từ nước ngoài vào khi thực hiện tự công bố hay không?
Khoản 3 điều 5 nghị định 15/2018/NĐ –CP có quy định: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Vì vậy, nhãn sản phẩm được nhập từ nước ngoài, có chứa thông tin nội dung bằng tiếng nước ngoài thì cần được dịch thuật và công chứng.
Câu hỏi thường gặp khi đăng ký công bố sản phẩm
Phụ gia thực phẩm có cần thực hiện tự công bố sản phẩm thực phẩm hay đăng ký công bố không?
Tùy theo thành phần các sản phẩm phụ gia mà chúng ta tiến hành thủ tục công bố hay tự công bố:
– Các phụ gia sử dụng trong thực phẩm thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng được quy định bởi Bộ Y tế thì thực hiện thủ tục tự công bố
– Đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định thì thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố
Nộp hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm ở đâu?
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhận hồ sơ theo quy định sau đây:
- Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
- Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh nhiều loại thực phẩm mà giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, UBND cấp tỉnh chỉ định thì các tổ chức, cá nhân đó có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc các cơ quan có thẩm quyền tương đương
Không thực hiện thủ tục công bố khi kinh doanh, sản xuất sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố theo quy định của luật.
- Không nộp 01 bản tự công bố đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định luật.
Phạt tiền từ 30 triệu đồng – 40 triệu đồng đối với các vi phạm:
- Sản xuất hoặc nhập khẩu thuộc diện đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhưng có ít nhất một trong các chỉ tiêu ATTP không phù hợp với mức quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định luật tương ứng
- Sản xuất, nhập khẩu thực phẩm chức năng chỉ có ít nhất một trong những chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên tác dụng của sản phẩm, không phù hợp với mức công bố, hoặc mức ghi nhãn đối với sản phẩm không có giấy phép chưa đến mức là hàng giả.
Phạt tiền 40 triệu đồng – 50 triệu đồng đối với vi phạm không đăng ký theo quy định của pháp luật, trong việc sản xuất hoặc nhập khẩu thuộc diện bắt buộc đăng ký bản công bố
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất/nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng – 03 tháng đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 2 điều 21 Nghị định này.
- Buộc thu hồi hàng hóa hoặc buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế. Tiêu hủy đối với nhãn sản phẩm vi phạm tương ứng theo quy định
FOSI tự hào là đơn vị với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công bố, đã thực hiện đăng ký công bố sản phẩm, tự công bố thành công cho nhiều doanh nghiệp. Để nhận thông tin tư vấn từ FOSI, quý khách vui lòng để lại liên hệ trên mục chat của website hoặc gọi điện trực tiếp đến Zalo/Hotline 0909 89 87 83 (Mr. Hải) để được phản hồi kịp thời và nhanh chóng nhất.