Kinh doanh thực phẩm được xem là một trong những ngành nghề phát triển tốt và mang lợi nhuận cực kỳ cao. Thế nhưng, để kinh được doanh được các mặt hàng thực phẩm diễn ra thuận lợi, bạn cần phải có kiến thức, kinh nghiệm cũng như định hướng phát triển lâu dài. Nếu đến nay, bạn vẫn còn chưa biết bắt đầu từ đâu với lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, hãy xem ngay bài viết được chia sẻ từ các chuyên gia của Fosi sau đây nhé.

Ý tưởng kinh doanh thực phẩm dành cho những ai chưa biết 

Kinh doanh thực phẩm rất đa dạng, bạn cần xác định rõ sở thích của bản thân để lựa chọn loại thực phẩm kinh doanh cho phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý của Fosi dành cho bạn: 

ý tưởng kinh doanh thực phẩm

Kinh doanh cửa hàng bánh mì 

Bánh mì là loại thực phẩm rất được ưa chuộng tại Việt Nam nên rất dễ kinh doanh, kiếm lại lợi nhuận cao mà không cần nhiều vốn. Chỉ cần vốn từ 10 – 15 triệu bạn có thể hoàn toàn tự kinh doanh một xe bánh mình nhỏ. Hoặc bạn có thể mở một lò chuyên cung cấp bánh mì cho các nhà bán lẻ. 

các loại hình kinh doanh thực phẩm

Có thể nói bánh mì được xem là một trong những ý tưởng bán hàng mang đến lợi nhuận nhiều nhất. Thế nhưng, tỉ lệ cạnh tranh của hình thức kinh doanh này lại cực kỳ cao, bởi trên thị trường đã có rất nhiều điểm bán tương tự giống như bạn. Vậy nên, để kinh doanh thực phẩm với sản phẩm bánh mì được phát triển tốt, bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh cụ thể, rõ ràng và phải có những điểm khác biệt để khách hàng nhớ đến hương vị bánh mì của mình. 

Kinh doanh nhà hàng 

Kinh doanh nhà hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh khá hot hiện nay, bởi nhu cầu ăn uống của con người ngày càng được nâng cao. Vì vậy, việc của bạn là hãy nghiên cứu thị trường và chọn mô hình kinh doanh nhà hàng sao cho phù hợp với mình nhất. Tuy nhiên, để việc kinh doanh nhà hàng phát triển tốt, bạn cần phải chuẩn bị vốn, nhân viên và chiến lược định hướng phát triển lâu dài. Cách tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến kinh doanh nhà hàng của những người đi trước.

Cửa hàng bánh ngọt 

Thời đại hiện nay có rất nhiều bạn trẻ kiếm tiền từ đam mê, một trong số đó là khởi nghiệp từ bánh ngọt. Hãy lựa chọn những loại bánh sở trường của bạn để khách hàng nhớ đến bạn nhiều hơn. Đồng thời, trong menu của bạn phải có đa dạng các loại bánh ngọt ttiramisu, cupcake cho đến pateso,… 

Để cửa hàng của bạn thu hút khách hàng mới, bạn cần định hình phong cách quán của mình sao cho thu hút nhất. Có ba phong cách mà các tiệm bánh thường hay sử dụng bạn có thể tham khảo sau đây: 

  • Concept dễ thương: Thường gắn liền với các nhân vật dễ thương như công chúa, gấu bông, trang trí nhiều màu sắc,… 
  • Concept kiểu Âu: Phong cách Châu Âu rất lịch lãm pha một chút cổ kính và sang trọng. Tuy nhiên chi phí để làm theo concept này khá đắt đỏ. 
  • Concept kết hợp quán cafe và bánh ngọt: Đây là loại hình khá phổ biến ở Việt Nam. Khách hàng có đa dạng sự lựa chọn. 

Kinh doanh tiệm bánh

Quán nước trái cây 

Nếu bạn đang phân vân không biết kinh doanh thực phẩm gì, hãy thử sức với việc kinh doanh nước trái cây nhé! Bán nước trái cây không phải là một hướng kinh doanh mới, nhưng mô hình quán nước trái cây lại là một mô hình kinh doanh rất phù hợp với tiềm năng thị trường hiện nay. Khi xác định mở quán nước trái cây bạn cần chuẩn bị chi phí, mặt bằng, trang thiết bị, nguyên liệu,… 

Lợi thế kinh doanh của mô hình này là vào mùa hè khi thời tiết oi bức, nhu cầu giải tỏa cơn khát tăng lên cao. Bởi vậy bạn hãy cân nhắc và chuẩn bị sẵn sàng mọi việc khi bắt tay vào kinh doanh. 

Mở quán kinh doanh trái cây

Cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch 

Thị trường kinh doanh thực phẩm sạch rất màu mỡ và đầy tiềm năng. Nhu cầu thực phẩm sạch thường xuất hiện ở những người có thu nhập khá trở lên. Lợi nhuận của việc kinh doanh thực phẩm sạch cũng khá tốt từ 15% đến 30% doanh số. 

Bạn nên kinh doanh thực phẩm sạch tại các đô thị lớn, nơi tập trung đông dân cư để dễ dàng mua bán. Bạn cần tìm các nguồn hàng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và số lượng. 

Hãy marketing, quảng bá thương hiệu nhanh chóng, có như vậy mới giúp bạn tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn. Chính vì vậy, bạn cần có kế hoạch kinh doanh chi tiết, quảng cáo trên website, các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử,.. 

kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch

 

Kinh doanh đặc sản vùng miền 

Trên thực tế, có rất nhiều khách hàng sau khi đi du lịch ở các vùng miền khác về thường hay “thèm thuồng” đặc sản tại vùng đất đó như rau củ quả sấy Đà Lạt, các loại bánh miền Tây, lạp xưởng, khô Trâu Cao Bằng,… Thị trường kinh doanh đặc sản vùng miền luôn sôi động. 

Giống như các bước khi kinh doanh thực phẩm trên, đầu tiên bạn cần phải nghiên cứu thị trường, xem xét đối thủ cạnh tranh và mức độ phổ biến của mặt hàng sẽ bán. Đồng thời, phân tích nhu cầu của khách hàng tiềm năng về đặc sản gì, tiềm năng phát triển trong tương lai cũng như mức giá hợp lý,… Bạn nên tìm nguồn hàng uy tín, chất lượng hay nhập hàng trực tiếp từ các vùng miền đó. Cuối cùng, bạn nên có một bản kế hoạch chi tiết trước khi bắt tay vào việc kinh doanh. 

Kinh doanh thực phẩm

Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm 

Muốn kinh doanh thực phẩm thành công không chỉ cần phân tích các yếu tố bên ngoài mà cần học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Fosi sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm thành công trong các bước dưới đây. 

Chuẩn bị tên thương hiệu

Cửa hàng của bạn chắc chắn phải cần một cái tên. Hãy đặt tên sao cho ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa và trở thành thương hiệu độc quyền của chính mình. 

Thương hiệu, slogan phải khác biệt, ấn tượng không được trùng lặp với các thương hiệu khác trên thị trường. Thương hiệu sẽ bao gồm cả logo, vậy nên bạn nên tạo logo độc đáo, hút mắt, dễ ghi nhớ trong tâm trí khách hàng. 

Thương hiệu kinh doanh thực phẩm

Chuẩn bị về địa điểm kinh doanh 

Địa điểm kinh doanh là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Vậy nên, hãy chọn địa điểm kinh doanh tại các khu vực đông dân cư, khu vực an ninh, tri thức cao hay khu vực đông người qua lại như trường, chợ,.. để tiện cho việc mua bán. 

Cửa hàng nên nằm ngoài mặt tiền để khách hàng dễ dàng tiếp cận. Tùy theo vốn và định hướng quy mô cửa hàng mà bạn thuê cửa hàng có diện tích phù hợp. Mặt tiền của cửa hàng có các hệ thống biển ngang, dọc và biển phía bên ngoài để thu hút khách hàng. 

Trang bị đầy đủ vốn và nguồn hàng 

Để bắt đầu thực hiện ý tưởng kinh doanh thì vốn là thứ không thể thiếu. Vậy làm sao để phân bổ nguồn vốn cho hợp lý? Cách duy nhất là bạn phải lên một bản kế hoạch càn cụ thể càng tốt, từ đó phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý, hạn chế tối đa các khoản nợ. Khi công việc kinh doanh của bạn ngày càng đông khách, bạn có thể tái đầu tư và mở rộng thị trường kinh doanh. 

Mức độ thành công của cửa hàng còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm bán ra. Cửa hàng của bạn bắt buộc phải có nguồn hàng chất lượng, đảm bảo uy tín, giá cả hợp lý đảm bảo sao cho lợi nhuận bằng hoặc cao hơn các cửa hàng khác. Nếu không làm được điều này, giai đoạn 6 tháng đầu tiên sẽ rất khó khăn. Để có được nguồn hàng tốt nhất, bạn nên chịu khó đi tìm nguồn hàng ở các tỉnh chuyên cung cấp loại sản phẩm đó. 

Vốn kinh doanh cửa hàng thực phẩm

Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ kinh doanh thực phẩm 

Bất cứ ai khi kinh doanh đều muốn tối ưu hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và phát triển công việc buôn bán. Chính vì vậy, bạn cần sử dụng các công cụ hỗ trợ cho việc kinh doanh như: máy tính, sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng thay vì ghi chép như trước đây,… Bạn luôn quản lý được cửa hàng của mình từ xa 

Có đội ngũ nhân viên Marketing 

Với thời đại công nghệ số hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận rằng việc quảng cáo quyết định 70% tỷ lệ thành công của cửa hàng. Không chỉ bán hàng tại cửa hàng mà hình thức kinh doanh online rất đang phổ biến. Bạn nên có cho mình một đội ngũ nhân viên Marketing chuyên quảng cáo, tư vấn và hỗ trợ nhu cầu của khách hàng mọi lúc. Không chỉ vậy, lượng khách hàng sẽ tăng lên đáng kể thông qua các công cụ Marketing. Có rất nhiều cửa hàng thành công từ việc bán hàng online trên các sàn thương mại điện từ phổ biến như shopee, Tiki, Lazada,.. 

đội ngũ nhân viên kinh doanh thực phẩm

Đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

Đội ngũ nhân viên phải được đào tạo một cách bài bản, chỉn chu mới có thể giúp cửa hàng đạt được nhiều thành quả trong kinh doanh. 

Nhân viên tại cửa hàng cần có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, tỉ mỉ và cẩn thận. Đồng thời cần có những ưu điểm sau: 

  • Có kiến thức cơ bản về sản phẩm. 
  • Thân thiện, mỉm cười chào khách, hướng dẫn giúp đỡ khách trong quá trình mua hàng. 
  • Nhường nhịn, bỏ qua khi gặp gặp khách khó. 
  • Biết cách đối đáp, xử lý tình huống tốt khi khách phàn nàn. 
  • Có các kỹ năng đàm phán và thuyết phục khách hàng. 
  • Lắng nghe khách hàng và đặt mình vào vị trí của khách để hiểu. 

đào tạo nhân viên kinh doanh thực phẩm

Luôn tâm huyết với nghề 

Có rất nhiều cửa hàng chuẩn bị rất kỹ lượng nhưng vẫn thất bại trong việc kinh doanh. Bên cạnh những tác động do môi trường còn do niềm đam mê tâm huyết với nghề kinh doanh thực phẩm. Tâm huyết không phải cái gì đó quá lớn lao mà nó được thể hiện thông qua những hành động nhỏ nhất, từ khâu chăm sóc sản phẩm, lựa chọn sản phẩm tốt nhất, không mua bán gian dối, có trách nhiệm, phấn đấu của bản thân trong kinh doanh và có mục đích rõ ràng. 

Không những vậy, bạn phải luôn vững tâm và cố gắng duy trì trước những biến động khó khăn của thị trường. Sống chân thật, làm việc bằng cả tâm huyết là chìa khóa cho những hành trình lớn. 

Điều kiện kinh doanh thực phẩm 

Điều kiện chung cho tất các hình thức kinh doanh thực phẩm như sau: 

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

  • Có địa điểm thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với các nguồn lây độc hại. 
  • Nguồn nước phải đạt chuẩn kỹ thuật, luôn sẵn có để phục vụ sản xuất kinh doanh thực phẩm. 
  • Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại xử lý nguyên liệu thực phẩm, phục vụ cho việc chế biến, đóng gói và bảo quản. 
  • Có trang thiết bị và dụng cụ rửa, khử trùng, chống các côn trùng và động vật gây hại. 
  • Có hệ thống xử lý rác thải, vận chuyển rác thải thường xuyên đúng quy định pháp luật. 
  • cống rãnh thoát nước luôn được khơi thông, tránh tình trạng ứ đọng. 
  • Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc thực phẩm, các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 
  • Tuân thủ và đảm bảo về sức khỏe cũng như kiến thức của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Nơi bảo quản quản phải có diện tích đủ rộng.
  • Ngăn ngừa được ảnh hưởng xấu của yếu tố môi trường gồm nhiệt độ, độ ẩm, mùi lạ. 
  • Đảm bảo đủ điều kiện ánh sáng, không gian thoáng, có thiết bị điều chỉnh nhiệt độ chuyên dụng, các điều kiện khác theo yêu cầu bảo quản của từng loại sản phẩm. 
  • Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm và dễ dàng làm sạch. 
  • Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển. 
  • Không vận chuyển thực phẩm cùng với hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo. 

Ngoài những quy định trên, mỗi hình thức kinh doanh còn phải tuân thủ một số điều kiện riêng khác. Chẳng hạn như cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống hay rau củ quả cần đảm bảo điều kiện chăn nuôi, canh tác, giống cây trồng, lưu lượng thuốc cho phép. 

Hồ sơ kinh doanh thực phẩm 

Hồ sơ kinh doanh thực phẩm bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm. 
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ quan chức năng gồm: Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh; Sơ đồ quy trình sản xuất, quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm, bản thuyết minh về cơ sở sản xuất, trang thiết bị, dụng cụ tại cơ sở. 
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Đối với cơ sở dưới 30 người nộp bản sao giấy xác nhận. Còn cơ sở trên 30 người sẽ gửi danh sách người được tập huấn. 
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh.    

Hồ sơ đăng ký kinh doanh thực phẩm

Quy trình thực hiện xin phép kinh doanh thực phẩm

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thực phẩm rồi thực hiện quy trình xin phép kinh doanh thực phẩm.

  • Bước 1: Gửi hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về Cục An toàn thực phẩm. 
  • Bước 2: Trong thời gian 5 ngày làm việc, Chi cục an toàn thực phẩm kiểm tra hồ sơ. 
  • Bước 3: Với hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ có quyết định thành lập đoàn thẩm định. 
  • Bước 4: Điều chỉnh lại những điều kiện chưa phù hợp và gửi giấy xác nhận kèm theo chứng minh. 
  • Bước 5: Nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh. 

Dịch vụ tư vấn, setup, làm giấy phép kinh doanh thực phẩm tại Fosi

Tiếp nhận và tư vấn miễn phí

Fosi là một trong những đơn vị chuyên làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép quảng cáo, giấy phép kinh doanh rượu, công bố thực phẩm chức năng, công bố sản phẩmcông bố mỹ phẩm với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, sẽ giúp cho bạn nhanh chóng sở hữu ngay giấy phép chỉ trong vòng vài ngày làm việc thôi nhé. Còn chờ đợi gì nữa mà không nhắc mắc lên gọi ngay đến cho Fosi qua SĐT: 0909.89.87.83

Khảo sát và hướng dẫn tại cơ sở

Nhân viên của Fosi sẽ xuống trực tiếp cơ sở kinh doanh để khảo sát và hướng dẫn chi tiết, nhằm giúp cho quy trình xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng hơn.

Soạn và nộp hồ sơ

Bạn nhớ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mà nhân viên Fosi yêu cầu nhé. Để sử dụng dịch vụ của Fosi một cách thuận lợi và nhanh chóng, bạn hãy bổ sung hồ sơ cho chúng tôi nếu được yêu cầu. Thông thường chúng tôi yêu cầu bạn gửi chứng minh thư bản bản sao cùng với sổ hộ khẩu để làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể. 

Tiếp đoàn thẩm định cùng doanh nghiệp

Nhân viên Fosi sẽ cùng chủ hộ kinh doanh tiếp đoàn thẩm định và ứng phó trong những trường hợp khó. Điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu. 

Bàn giao giấy phép kinh doanh thực phẩm

Sau khi chúng tôi đã làm được giấy phép cho bạn, công việc của bạn là thanh toán như chúng tôi đã báo giá cho bạn lúc đầu nhé.

Giấy phép kinh doanh thực phẩm

Tổng kết

Qua bài viết trên, Fosi đã chia sẻ và gợi ý nhiều ý tưởng cho bạn muốn khởi nghiệp bằng việc kinh doanh thực phẩm. Việc kinh doanh không dành cho những “tay mơ”, vậy nên bạn hãy chịu khó tìm tòi, học hỏi, tạo dựng sự thành công ngay từ bây giờ. Nếu bạn có thắc mắc hoặc bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ ngay cho Fosi qua hotline:  0909.89.87.83 để được nhân viên hỗ trợ sớm nhất. Chúc bạn có những khởi đầu tốt và kinh doanh thuận lợi!

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on print
Share on email