Phụ gia và những loại gia vị, chất điều vị, chất điều chỉnh hương, điều chỉnh độ acid, …
Một số phụ gia & gia vị được sử dụng trong nhiều thế kỷ. Cùng sự ra đời và phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm nửa sau thế kỷ 20 thì đã có thêm nhiều phụ gia thực phẩm được giới thiệu, cả tự nhiên lẫn nhân tạo.
Phụ gia thực phẩm mang đến sự tiện lợi, hưởng thụ của một loạt những loại thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng. Hàm lượng của chúng tuy nhỏ nhưng công dụng rất lớn. Nếu không có các loại phụ gia thì rất khó có được sự đa dạng, phong phú của thực phẩm ngày nay.
Tuy nhiên, cũng có một số phụ gia là các hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu như dùng liều cao hay dùng trong thời gian dài.
Do đó, ở Luật ATTP và một số Nghị định liên quan có quy định về vấn đề sử dụng gia vị cùng hình thức xử phạt vi phạm về phụ gia TP.
Điều kiện đảm bảo an toàn đối với phụ gia:
Theo Điều 17 của Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với các loại phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm như sau:
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cũng như tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và các chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hay các tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt, và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.
- Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép dùng trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
- Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
- Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố sản phẩm hợp quy và thời hạn của bản đăng ký công bố hợp quy đối với các chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm
Nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm
– Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm:
+ Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;
+ Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm;
+ Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.
– Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của phụ gia thực phẩm theo các yêu cầu dưới đây trong trường hợp các yêu cầu này không thể đạt được bằng các cách khác có hiệu quả hơn về kinh tế và công nghệ:
+ Duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đối với sản phẩm được sử dụng với mục đích đặc biệt mà phụ gia thực phẩm như một thành phần thực phẩm (ví dụ đường ăn kiêng) thì không phải kiểm soát theo các quy định tại Thông tư này;
+ Tăng cường việc duy trì chất lượng hoặc tính ổn định của thực phẩm hoặc để cải thiện cảm quan nhưng không làm thay đổi bản chất hoặc chất lượng của thực phẩm nhằm lừa dối người tiêu dùng;
+ Hỗ trợ trong sản xuất, vận chuyển nhưng không nhằm che giấu ảnh hưởng do việc sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng hoặc thực hành sản xuất, kỹ thuật không phù hợp.
– Phụ gia & các loại gia vị phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm theo các văn bản được quy định như sau:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Tiêu chuẩn quốc gia trong trường hợp chưa có các quy định tại điểm a khoản này;
+ Tiêu chuẩn của CAC, JECFA, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b khoản này;
+ Tiêu chuẩn của nhà sản xuất trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b, c khoản này.
Ngoài việc phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm, các chất điều chỉnh hương vị còn có thể có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia thực phẩm và phải tuân thủ quy định tại Thông tư này.
Xem thêm các bài viết dịch vụ liên quan
1. Nghiên cứu sản phẩm
2. Kiểm nghiệm thực phẩm
3. Giấy chứng nhận brc
4. Giấy chứng nhận halal
5. Giấy chứng nhận fda
6. Giấy chứng nhận Haccp
7. Giấy phép quảng cáo
8. Giấy phép kinh doanh rượu
9. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
10. Giấy chứng nhận iso 22000
11. Đăng ký sở hữu trí tuệ
12. Đăng ký mã vạch
13. Công bố thực phẩm chức năng
14. Công bố sản phẩm
Nguyên tắc xác định mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm theo Thực hành sản xuất tốt (GMP)
– Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia sử dụng để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.
– Lượng gia vị được sử dụng trong quá trình sản xuất phải bảo đảm không làm thay đổi bản chất của thực phẩm hay công nghệ sản xuất thực phẩm.
– Phụ gia thực phẩm đảm chất lượng, an toàn dùng cho thực phẩm và được chế biến, vận chuyển như đối với nguyên liệu thực phẩm.
Yêu cầu đối với việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và phối trộn phụ gia thực phẩm
– Yêu cầu đối với việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại:
+ Chỉ được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia trong trường hợp đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý bằng văn bản;
+ Việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại các loại gia vị, chất điều vị, chất ổn định, … phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn của sản phẩm và không gây ra nguy cơ đối với sức khỏe con người;
+ Nhãn của các loại phụ gia khi được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện thêm ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại. Hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất những chất làm điều chỉnh hương vị đã được thể hiện trên nhãn gốc của phụ gia TP trước khi được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại;
+ Tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia.
– Yêu cầu đối với việc phối trộn gia vị và các chất điều vị, gia vị hỗn hợp, chất ổn định
+ Chỉ được phép phối trộn các loại gia vị khi không gây ra bất cứ nguy cơ nào đối với sức khỏe con người;
+ Liệt kê thành phần định lượng đối với từng loại trong thành phần cấu tạo;
+ Hướng dẫn mức sử dụng tối đa, đối tượng thực phẩm và chức năng;
+ Tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia & gia vị hóa học.
Theo Điều 33 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm có trách nhiệm:
- Chỉ được sử dụng gia vị thực phẩm có trong danh mục những chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế đã quy định. Trong trường hợp điều chỉnh hương vị, vị giác không thuộc trong danh mục các chất phụ gia được phép dùng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế đã quy định; tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm tại Bộ Y tế theo quy định tại Điều 7, 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
- Sử dụng phụ gia không vượt quá mức tối đa cho phép; đúng đối tượng thực phẩm; phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; còn thời hạn sử dụng; đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu quản lý, và yêu cầu kỹ thuật đối với các loại phụ gia.
Xử phạt vi phạm quy định sử dụng đối với phụ gia thực phẩm
Theo Điều 5 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP; mức phạt đối với những vi phạm quy định về sử dụng chất điều vị, tạp hương hóa học trong sản xuất và chế biến thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các phụ gia trong chế biến thuộc danh mục được phép sử dụng theo như quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với một trong hành vi sau đây: Sử dụng gia vị thực phẩm mà không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định ATTP tương ứng; Sử dụng phụ gia nhưng không đúng đối tượng; Sử dụng phụ gia vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép sử dụng trong sản xuất và chế biến mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng – 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng phụ gia có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng hay chất độc hại vượt giới hạn cho phép; Sử dụng phụ gia cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất và chế biến TP mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Ngoài ra còn có mức hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ 01 phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất từ 01 tháng đến 12 tháng hay tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng tuỳ loại vi phạm.
Xem thêm các bài viết liên quan
1. Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm có thời hạn bao lâu? – Luật Fosi
2. Hướng dẫn đóng phí duy trì Mã Số Mã Vạch (MSMV)
3. Phân loại bao bì thực phẩm dùng trong ngành Công nghiệp
4. Phân biệt nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới với R&D
5. Nguyên tắc một chiều trong chế biến thực phẩm cho cơ sở sản xuất KD
6. Nghiên cứu và phát triển nước táo lên men toàn diện
7. Nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất nước giải khát có gas mới
8. Một số mối nguy an toàn thực phẩm doanh nghiệp, người dùng cần biết
9. Mẫu tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
10. Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm Bộ Y Tế
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, nâng cao hơn uy tín của người sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề cũng như đảm bảo sự quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước thì tất cả những sản phẩm trước khi muốn lưu thông và thị trường hợp pháp bắt buộc phải tiến hành kiểm nghiệm và công bố sản phẩm.
Để tìm hiểu rõ hơn về phụ gia thực phẩm cũng như những quy định về phụ gia vui lòng liên hệ hotline 0909 898 783 (Mr Hải) – (028) 6682 7330 – 0909 228 783 (Ms Ngân)