Nếu bạn đang muốn kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, nhưng bạn lại chưa biết download mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ở đâu để nộp lên cơ quan có thẩm quyền đề xét duyệt. Thì đừng chần chừ nữa, hãy nhanh chóng đọc ngày bài viết này được chia sẻ từ Fosi, tất cả mọi thắc mắc của bạn sẽ được trả lời nhanh chóng nhất.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là một biểu mẫu được biên soạn ra, nhằm mục đích xin giấy phép an toàn thực phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm dùng để làm gì?
Đọc tên biểu mẫu thì chúng ta cũng biết là mẫu đơn này dùng để làm gì rồi phải không nào? Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới nhất hiện nay được dùng cho các cơ sở sản xuất sản xuất kinh doanh thực phẩm, sau khi các đơn vị kinh doanh thực phẩm hoàn thành biểu mẫu, hãy tiếp tục bổ sung vào hồ sơ của mình và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để kiểm duyệt.
Download các mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được chia sẻ từ Fosi nhé.
Nhìn chung, hầu hết các mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được cung cấp khá nhiều, bởi bạn có thể dễ dàng tìm kiếm ở trên internet hoặc mua được được ở bất kỳ ở cửa hàng Photocopy nào. Nếu đến nay bạn vẫn chưa sở hữu được cho mình một đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nào thì hãy download sau đây nhé.
Download mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Tải về: Tại đây )
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỦ CƠ SỞ |
Tải mẫu mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Tải về: Tại đây )
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI
Đề nghị …… (tên cơ quan có thẩm quyền)….. cấp, cấp lại |
Hồ sơ gửi kèm:
– – – (1) : kèm theo Danh sách nhóm sản phẩm |
Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu) |
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ KINH DOANH THUỘC CHUỖI
(Kèm theo mẫu đơn đề nghị đối với chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm)
STT | Tên cơ sở thuộc chuỗi | Địa chỉ | Thời hạn GCN | Ghi chú |
1 | ||||
2 | ||||
3 |
DANH SÁCH NHÓM SẢN PHẨM
(Kèm theo mẫu đơn đối với chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm và cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp)
STT | Tên nhóm sản phẩm | Nhóm sản phẩm kinh doanh đề nghị cấp Giấy chứng nhận |
I | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế | |
1 | Nước uống đóng chai | |
2 | Nước khoáng thiên nhiên | |
3 | Thực phẩm chức năng | |
4 | Các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng | |
5 | Phụ gia thực phẩm | |
6 | Hương liệu thực phẩm | |
7 | Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm | |
8 | Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) | |
9 | Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
II | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
1 | Ngũ cốc | |
2 | Thịt và các sản phẩm từ thịt | |
3 | Thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản (bao gồm các loài lưỡng cư) | |
4 | Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả | |
5 | Trứng và các sản phẩm từ trứng | |
6 | Sữa tươi nguyên liệu | |
7 | Mật ong và các sản phẩm từ mật ong | |
8 | Thực phẩm biến đổi gen | |
9 | Muối | |
10 | Gia vị | |
11 | Đường | |
12 | Chè | |
13 | Cà phê | |
14 | Ca cao | |
15 | Hạt tiêu | |
16 | Điều | |
17 | Nông sản thực phẩm khác | |
18 | Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | |
III | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương | |
1 | Bia | |
2 | Rượu, Cồn và đồ uống có cồn | |
3 | Nước giải khát | |
4 | Sữa chế biến | |
5 | Dầu thực vật | |
6 | Bột, tinh bột | |
7 | Bánh, mứt, kẹo |
Hồ sơ và điều kiện xin cấp giấy chứng cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Nếu bạn vẫn chưa biết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm những gì, hãy xem ngay những chia sẻ của Fosi sau đây nhé.
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đã cấp phép/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
Điều kiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP sản xuất sản phẩm/Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng) được quy định theo Thông tư 08/2004/TT-BYT ban hành ngày 23.8.2004. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, vì vậy, hiện nay sản phẩm này đang được cơ quan chức năng ATTP đặc biệt quan tâm. Do vậy để đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ, Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP Sản xuất sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02.02.2018).
Các cơ sở sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần phải tuân thủ và đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm ATTP được quy định tại khoản 1 Điều 19 – khoản 1; Điều 20, khoản 1; Điều 21 Luật an toàn thực phẩm và những quy định sau đây:
- Phải thiết lập, duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình hoạt động sản xuất và lưu thông phân phối nhằm đảm bảo mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã được công bố và an toàn đối với người dùng cho đến hết hạn sử dụng;
- Đủ nhân viên có đủ trình độ chuyên môn phù hợp với các vị trí công việc được giao và huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về ATTP và kiến thức chuyên môn liên quan. Trưởng bộ phận khâu sản xuất và trưởng bộ phận khâu kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, họ làm việc toàn thời gian cho cơ sở, và độc lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc 01 trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, Công nghệ thực phẩm, An toàn thực phẩm và phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm công tác làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan;
- Thực hiện và lưu đầy đủ hồ sơ tài liệu về sản xuất và kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối để truy xuất được lịch sử của mọi lô sản phẩm và hồ sơ ghi chép toàn bộ hoạt động khác đã được thực hiện tại cơ sở;
- Hệ thống nhà xưởng, thiết bị cùng tiện ích phụ trợ được thiết kế, xây dựng và lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng phải theo nguyên tắc một chiều, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu các nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn ô nhiễm, yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm, và thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày;
- Mọi thao tác sản xuất phải thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn. Áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình sản xuất để phòng tránh nguy cơ nhầm lẫn, ô nhiễm hay nhiễm chéo. Ghi chép kết quả ngay khi thực hiện các thao tác hoặc ngay sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất vào hồ sơ;
- Có bộ phận kiểm soát chất lượng để bảo đảm rằng sản phẩm thực phẩm chức năng được sản xuất theo điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng đúng tiêu chuẩn đã thiết lập; các phép thử cần thiết đã thực hiện; nguyên vật liệu không được duyệt xuất để dùng, sản phẩm không được duyệt xuất bán khi mà chưa được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu; cad sản phẩm phải được theo dõi độ ổn định;
- Trong trường hợp kiểm nghiệm hay sản xuất theo hợp đồng thì bên nhận hợp đồng phải có đầy đủ nhà xưởng, các trang thiết bị và nhân sự đáp ứng yêu cầu bên giao, và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý thẩm quyền về điều kiện kiểm nghiệm hay sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Có quy trình quy định giải quyết khiếu nại hay thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra; thực hiện theo như quy trình và ghi chép, lưu giữ đầy đủ mọi hồ sơ đối với các hoạt động này.
- Trường hợp cơ sở sản xuất sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã cấp một trong các Giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực. Thì không cần phải tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.