Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào là một trong những câu hỏi được nhiều cá nhân, đơn vị kinh doanh quan tâm tìm kiếm và hỏi han. Để trả lời cho thắc mắc này, bạn hãy nhanh chóng đọc ngay bài viết này được chia sẻ từ Fosi nhé.
Tình hình chung về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam
Bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cũng như giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì, phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và văn hóa xã hội, thể hiện nếp sống văn minh.
Mặc dù khoa học kỹ thuật đã có khá nhiều tiến bộ trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm và biện pháp về quản lý giáo dục như: ban hành luật, điều lệ, thanh tra giám sát ATVSTP, tuy nhiên một vài bệnh do kém chất lượng về ATVSTP và thức ăn tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.
Trong các năm gần đây; việc dùng những chất phụ gia trong quá trình sản xuất chế biến trở nên phổ biến, tràn lan, không đúng liều lượng trong danh mục cho phép. Những loại phẩm màu, đường hóa học đã đang bị lạm dụng trong sản xuất bánh kẹo, pha chế nước giải khát, chế biến thức ăn sẵn như giò chả, thịt quay, ô mai gây mất an toàn thực phẩm.
Nhiều loại thịt buôn bán trên thị trường không qua sự kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, nhái không đảm bảo chất lượng ATVSTP và không theo đúng thành phần nguyên liệu, quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý . Nhãn hàng, quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Ngoài ra; việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các loại hóa chất kích thích tăng trưởng, và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ra mất an toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm nguồn nước; tồn dư một vài hóa chất này trong thực phẩm. Bảo quản lương thực thực phẩm không đúng với quy cách đã tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển đã dẫn tới những vụ ngộ độc thực phẩm.
Một vài bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là một số bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm, và tích lũy những chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, từ đó gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể; trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.
Một vài cấp ngành liên quan cần đã có biện pháp kiểm tra, rà soát chặt chẽ hơn các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế các mối nguy, bảo vệ người tiêu dùng trước những nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm
Xem thêm các bài viết dịch vụ liên quan
1. Nghiên cứu sản phẩm
2. Kiểm nghiệm thực phẩm
3. Giấy chứng nhận brc
4. Giấy chứng nhận halal
5. Giấy chứng nhận fda
6. Giấy chứng nhận Haccp
7. Giấy phép quảng cáo
8. Giấy phép kinh doanh rượu
9. Giấy chứng nhận iso 22000
10. Đăng ký sở hữu trí tuệ
11. Đăng ký mã vạch
12. Công bố thực phẩm chức năng
13. Công bố sản phẩm
14. Công bố mỹ phẩm
Quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm theo luật ATTP năm 2010
- Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của tất cả tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm.
- Sản xuất kinh doanh thực phẩm là một trong những hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm phải chịu toàn bộ trách nhiệm về an toàn đối với những thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải dựa trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và quy định do cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền ban hành, tiêu chuẩn do tổ chức cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải thực hiện trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm dựa trên cơ sở phân tích những nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải đảm bảo phân công và phân cấp rõ ràng, phối hợp liên ngành.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Tại sao chúng ta cần phải đảm bảo an toàn thực phẩm?
Đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ giúp cho sức khỏe của chúng ta được bảo vệ, tránh các tình huống xấu xảy ra như: ăn thức ăn bị ôi thiu, ngộ độc thực phẩm hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Để đảm bảo an toàn thực phẩm một cách tốt nhất thì các cơ sở kinh doanh hay người tiêu dùng, cần phải chú ý đến những vấn đề quan trọng sau đây
Đối với cơ sở kinh doanh, chế biến sản xuất thực phẩm
- Phải làm việc có lương tâm, không sử dụng chất độc hại làm ảnh đến sức khỏe của người tiêu dùng.
- Phải luôn tuân thủ quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm
- Sử dụng các loại hóa chất trong chăn nuôi và trồng thì phải dùng đúng loại được pháp luật nhà nước cho phép
- Tuyệt đối không được buôn các loại thực phẩm gia súc bị bệnh
- Người sản xuất và chế biến kinh doanh thực phẩm phải luôn được khám sức khỏe định kỳ
- Tất cả nhân viên kinh doanh hay chế biến thực phẩm cần phải tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, không được dùng tay bốc thực phẩm, ngoáy mũi hay ngoáy tay…
- Bắt buộc phải mang khẩu trang khi chế biến hoặc sản xuất thực phẩm
- Rác thải, nước bẩn phải được xử lý đúng cách như pháp luật đã quy định
- Dụng cụ chế biến, làm thực phẩm phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
Đối với người tiêu dùng
- Nên mua thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Khi mua thực phẩm cần phải lưu ý nhãn mác, cơ quan cấp phép
- Nên chọn các loại thực phẩm đóng gói trong bao bì, hộp, lon nước…
- Tuyệt đối không được mua các loại trai, sò… để ăn sống mà không qua chế biến.
- Mua trứng phải được bảo quản lạnh, trước khi mua cũng nên vỏ trứng có sạch và nguyên vẹn không
- Không nên mua các hải sản đông lạnh nếu bao bì đã bị mở trước đó
- Kiểm tra quầy kinh doanh thực phẩm, đặc biệt quán bán thịt, cá, hải sản
Các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hiệu quả nhất hiện nay
Ngoài các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nêu trên ra, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến những vấn như: đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm, lễ hội… và sau đây là những nội dung cụ thể.
Giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học
- Vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh môi trường
- Vệ sinh dụng cụ chế biến (dao, đũa, thớt,, hay những dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm)
- Kiểm soát quá trình chế biến
- Khám sức khỏe định kỳ nhân viên cấp dưỡng
- Cung cấp kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các em học sinh, phụ huynh và giáo viên
- Nên đưa nội dung đảm bảo an toàn thực phẩm cho giảng dạy các khóa học phụ đạo, ngoại khóa
Giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm mùa lễ hội, dịp tết, lễ lớn trong năm
- Chọn thực phẩm an toàn
- Ăn sôi đun nấu kỹ
- Ăn ngay sau khi nấu
- Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín
- Nấu lại thức ăn thật kỹ
- Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống
- Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn
- Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn
- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác
- Sử dụng nguồn nước sạch an toàn
Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm, ta phải làm gì
- Sử dụng găng tay, và khẩu trang khi đi mua thực phẩm.
- Không mua thịt vật nuôi bị ôi hay hỏng.
- Tránh xa khu vực chứa chất thải, nước thải trong chợ.
- Tuyệt đối không tiếp xúc, sử dụng các loại thịt động vật chết do bệnh vì đây chính là nguồn gây bệnh nguy hiểm.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và những loại thịt sống để tránh mang mầm bệnh về nhà.
Giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến thực phẩm tại nhà
- Sử dụng tạp dề, găng tay, và khẩu trang khi chế biến các loại thịt, trứng gia cầm.
- Sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn, chế biến thực phẩm để tránh lây chéo từ thực phẩm tươi sống vào đồ ăn chín.
- Rửa tay bằng xà phòng, nước sạch để loại bỏ những mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống, hay trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.
- Nấu chín thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo đã tiêu diệt các mầm bệnh (như virus, vi khuẩn.)
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh:
- Luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế các nguy cơ lây truyền bệnh qua thực phẩm.
- Không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy thức ăn dùng chung nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, và vi khuẩn qua đường ăn uống. Trên mâm hay bàn ăn, phải có thìa / đũa để lấy thức ăn vào bát riêng, sau đó mới dùng thìa, đũa cá nhân để thưởng thức đồ ăn của mình.
- Không uống chung ly/ cốc/ chén nước với người khác.
Một số lưu ý khác nữa để giúp bạn đảm bảo an toàn thực phẩm
Không dùng chung đồ dùng cá nhân: khăn mặt, bàn chải đánh răng, và cốc uống nước. Giặt khăn thường xuyên, giữ cho khăn luôn khô, sạch. Không treo khăn mặt hay khăn tắm ẩm ướt trong nhà tắm.
Tránh để tay tiếp xúc với mặt, mắt, mũi và miệng: Trong thời gian còn dịch bệnh nên hạn chế bắt tay hay ôm người khác. Nên dùng khăn giấy sạch khi dụi mắt và lau các vết bẩn. Rửa tay đúng cách với xà phòng, nước ấm, hoặc dùng nước rửa tay khô trước khi đeo găng tay.
Cẩn thận khi chạm vào các đồ vật: chú ý các vật dụng hoặc các vị trí hay được mọi người thường xuyên tiếp xúc , sử dụng ở nơi công cộng như: tay nắm cửa, tay vịn cầu thang hay bất kỳ đồ vật nào có bề mặt tiếp xúc với tay. Vì vậy, nên đeo găng tay khi đến những nơi công cộng như siêu thị, công viên.
Rửa tay ngay sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng; sau khi rửa tay tránh tiếp xúc vào khoá vòi nước, tay nắm cửa (có thể lót tay bằng một chiếc khăn giấy sạch để khóa vòi nước , hoặc để đóng/ mở cửa , sau đó vứt khăn vào thùng rác).
Tại gia đình, hãy chú ý giữ gìn vệ sinh những vật dụng như bàn phím máy tính, điện thoại để bàn, di động, đồ chơi, laptop…, hãy lau sạch các vật dụng này thường xuyên.
Những điều có thể bạn chưa biết về đảm bảo an toàn thực phẩm
Đồ nhựa dùng lại: Chai đựng nước ngọt, nước uống đóng chai thường được làm từ loại nhựa PET (#1), là nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho dùng một lần. Một nghiên cứu của Đại học Idaho (Hoa Kỳ) cho thấy; những hóa chất được sử dụng để chế tạo loại nhựa này có thể thổi ra và ngấm vào nước nếu chúng ta đem dùng lại hoặc để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ, và thời gian. Đây là loại nhựa xốp, những chai nhựa này trong quá trình sử dụng đã bị ngấm các hương liệu, và vi khuẩn mà không có cách nào rửa sạch chúng được.
Bọc thực phẩm bằng báo: Trong mực in có các loại hóa chất trong đó có chì; Chì sẽ bị thôi nhiễm từ báo chí sang thực phẩm . Khi theo thực phẩm vào cơ thể con người, chì rất khó bị đào thải mà lắng đọng lại, có thể gây hại khi đạt đến một mực độ nhất định.
Ngoài ra, một tờ báo thường trải qua nhiều khâu: từ nhà in, qua đường phố, rồi đến tay bao người đọc, người thu gom. Trong quá trình đó, không biết đã có bao nhiêu bụi bám vào. Giấy báo lại là chất liệu cực kỳ dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính và phát triển.
Dùng dụng cụ đun nấu và chứa đựng thực phẩm làm bằng nhôm: Đồ nhôm vừa nhẹ, vừa sạch sẽ, và tiện dụng. Nhưng nếu dùng đồ nhôm được chế tạo từ nhôm phế liệu, thì gia công không đảm bảo công nghệ, xử lý không hết tạp chất và không tạo được bề mặt trơ với tác động của môi trường,… khi dùng đun nấu hay chứa đựng thực phẩm có thể các ion nhôm sẽ thôi nhiễm vào thực phẩm, và người ăn phải sẽ bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, khi nấu mặn dễ tạo ra muối nhôm gây độc tố cho cơ thể. Dùng đồ nhôm để chứa đựng thức ăn nóng, mặn, chua (muối dưa, canh chua) – bề mặt nhôm dễ bị rỗ, giải phóng ion nhôm vào cơ thể, tích luỹ ở tế bào não và gây ra hội chứng “lú lẫn” sớm.
=> Nếu có thắc mắc nào liên quan đến giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hãy liên hệ ngay đến cho Fosi qua SĐT: 0909.89.87.83 để tìm được giải đáp nhé
Xem thêm các bài viết liên quan
1. Công bố chất lượng sản phẩm có nội dung pháp lý như thế nào?
2. Cơ sở sản xuất kinh doanh NHỎ LẺ cần đáp ứng điều kiện nào?
3. Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
4. Dịch vụ chuyển giao công nghệ sản xuất thực phẩm toàn diện
5. Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo nhanh chóng – hiệu quả
6. Cách tạo mã vạch cho sản phẩm mới nhanh gọn nhất 2022
7. Cách làm sạch tổ yến thô với 5 bước đơn giản nhanh chóng
8. Các phương pháp làm lạnh thực phẩm an toàn chuyên nghiệp
9. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn
10.Các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm uy tín, phổ biến nhất hiện nay