Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm? Chúng ta vẫn thường hiểu nhầm rằng chứng nhận ATTP chỉ do một cơ quan nào đó cấp cho cơ sở sản xuất kinh doanh, tuy nhiên sự thật không hề như mọi người vẫn hay tưởng tượng.

Giấy chứng nhận ATTP không phải do một cơ quan cố định nào cấp, mà tùy thuộc vào từng nhóm ngành sản phẩm thực phẩm sẽ có cơ quan khác nhau cấp giấy phép cho doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp giải đáp hết mọi thắc mắc, hôm nay, FOSI đã tạo nên bài viết này xoay quanh chủ đề giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan nào cấp giúp cho doanh nghiệp hiểu hơn về Giấy chứng nhận VSATTP, hãy cùng theo dõi nhé.

Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm thì có 03 cơ quan quản lý và cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

  • Bộ Y Tế
  • Bộ Công Thương
  • Bộ Nông Nghiệp

Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp

Những Nhóm sản phẩm chịu trách nhiệu quản lý theo các Bộ

Chịu trách nhiệm quản lý tùy thuộc theo từng nhóm ngành được phân công. Chi tiết như sau:

1. Nhóm sản phẩm thực phẩm do Bộ Y Tế quản lý cấp giấy

  • Nước uống đóng chai
  • Nước khoáng thiên nhiên
  • Thực phẩm chức năng
  • Các vi chất bổ sung vào thực phẩm, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
  • Hương liệu thực phẩm
  • Phụ gia thực phẩm
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, và chứa đựng thực phẩm
  • Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm)

2. Nhóm sản phẩm thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý cấp giấy

  • Bia
  • Rượu, cồn, và đồ uống có cồn
  • Nước giải khát
  • Sữa chế biến
  • Dầu thực vật
  • Bánh, mứt, kẹo
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, và chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm.

3. Nhóm sản phẩm thực phẩm do Bộ Nông Nghiệp quản lý cấp giấy

  • Ngũ cốc
  • Rau, củ , quả; và sản phẩm rau, củ, quả
  • Thịt, các sản phẩm từ thịt
  • Thủy sản, sản phẩm thủy sản
  • Trứng, các sản phẩm từ trứng
  • Sữa tươi nguyên liệu
  • Mật ong, các sản phẩm từ mật ong
  • Thực phẩm biến đổi gen
  • Gia vị
  • Đường
  • Chè
  • Cà phê
  • Cacao
  • Hạt tiêu
  • Điều
  • Nông sản thực phẩm khác
  • Muối

Xem thêm các bài viết dịch vụ liên quan

1. Nghiên cứu sản phẩm
2. Kiểm nghiệm thực phẩm
3. Giấy chứng nhận brc
4. Giấy chứng nhận halal
5. Giấy chứng nhận fda
6. Giấy chứng nhận Haccp
7. Giấy phép quảng cáo
8. Giấy phép kinh doanh rượu
9. Giấy chứng nhận iso 22000
10. Đăng ký sở hữu trí tuệ
11. Đăng ký mã vạch
12. Công bố thực phẩm chức năng
13. Công bố sản phẩm
14. Công bố mỹ phẩm

Căn cứ tại: Thông tư liên tịch 13 /2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT

Kết luận

  • Thí điểm tại Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như: Đà Nẵng, Bắc Ninh thì Ban Quản lý VSATTP là nơi tiếp nhận và cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
  • Tại các địa phương khác, tùy vào đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm được phân quyền đến các đơn vị quản lý khác nhau:
    • Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực Y tế => do Chi cục VSATTP của tỉnh sở tại tiếp nhận và cấp phép
    • Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực công thương => do sở công thương của tỉnh sở tại tiếp nhận, cấp phép
    • Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp => do sở nông nghiệp, các chi cục do sở nông nghiệp quản lý (chi cục thú y, chi cục BVTV, chi cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy hải sản) của tỉnh sở tại tiếp nhận và cấp phép

Nếu doanh nghiệp cần tư vấn rõ hơn về “cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm” thì hãy liên hệ ngay với FOSI Hotline: 0918 828 875 (Mr Mạnh) – (028) 6682 7330 – 0909 228 783 (Ms Ngân) để được chuyên viên ATTP hỗ trợ giải đáp.

Xem thêm các bài viết liên quan

1. Dịch vụ chuyển giao công nghệ sản xuất thực phẩm toàn diện
2. Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo nhanh chóng – hiệu quả
3. Cách tạo mã vạch cho sản phẩm mới nhanh gọn nhất 2022
4. Cách làm sạch tổ yến thô với 5 bước đơn giản nhanh chóng
5. Các phương pháp làm lạnh thực phẩm an toàn chuyên nghiệp
6. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn
7.Các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm uy tín, phổ biến nhất hiện nay
8. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng rau quả theo quy chuẩn mới nhất
9. Các chất phụ gia thực phẩm thường dùng trong sản xuất thực phẩm
10. Ban Quản lý An toàn thực phẩm cấp giấy Chứng nhận VSATTP

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on print
Share on email